Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC P1

Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh


BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I.                   NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
-          Các nguyên tố hóa học được xếp thành một bảng, gọi là bảng tuần hoàn, dựa trên các nguyên tắc sau:
o   Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
o   Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
o   Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
§  Electron hóa trị:
·         Là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học
·         Thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp d chưa bảo hòa sát lớp ngoài cùng
II.                CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1.      Ô nguyên tố
-          Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố
-          STT ô = Số p = số e = Z.
2.      Chu kì
-          Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng:
o   Có cùng số lớp electron
o   Được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
-          Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ: STT ckì = S lớp e.
o   Chu kì 1:
§  Gồm 2 nguyên tố: H (Z = 1), He (Z = 2)
§  Nguyên tử của chúng có 1 lớp e (n = 1)
§  Các electron phân bố vào phân lớp s: H (Z = 1) 1s1, He (Z = 2) 1s2
o   Chu kì 2:
§  Gồm 8 nguyên tố, từ Li (Z = 3), Ne (Z = 10)
§  Nguyên tử của chúng có 2 lớp e (n = 2)
§  Các electron phân bố vào các lớp như sau: Li (Z = 3) 1s22s1 cho đến Ne (Z = 2) 1s22s22p6
o   Chu kì 3:
§  Gồm 8 nguyên tố từ Na (Z = 11), Ar (Z = 18)
§  Nguyên tử của chúng có 3 lớp e (n = 3)
§  Các electron phân bố vào các lớp như sau: Na (Z = 3) 1s22s22p63s1 cho đến Ne (Z = 2) 1s22s22p63s23p6
o   Chu kì 4:
§  Gồm 18 nguyên tố, từ K (Z = 19), Kr (Z = 36)
§  Nguyên tử của chúng có 4 lớp e (n = 4)
§  Các electron phân bố vào các lớp như sau:
·         Electron phân bố vào phân lớp 4s
K (Z = 19) 1s22s22p63s23p64s1, Ca (Z = 20) 1s22s22p63s23p64s2,
·         Tiếp theo electron phân bố vào phân lớp 3d
Từ Sc (Z = 21) 1s22s22p63s23p64s23d1 cho đến Zn (Z = 30) 1s22s22p63s23p64s23d10
·         Tiếp theo electron phân bố vào phân lớp 4p
Từ Ga (Z = 31) 1s22s22p63s23p64s23d104p1  cho đến Kr (Z = 36) 1s22s22p63s23p64s23d104p6
o   Chu kì 5:
§  Gồm 18 nguyên tố, từ Rb (Z = 37), Xe (Z = 54)
§  Nguyên tử của chúng có 5 lớp e (n = 5)
§  Sự phân bố electron diễn ra tương tự chu kì 4
o   Chu kì 6:
§  Gồm 32 nguyên tố, từ Rb (Z = 55), Xe (Z = 86)
§  Nguyên tử của chúng có 6 lớp e (n = 6)
§  Sự phân bố electron diễn ra phức tạp hơn
o   Chu kì 7:
§  Bắt đầu từ Fr (Z = 87) đến nguyên tố có số thứ tự 110
§  Nguyên tử của chúng có 7 lớp e (n = 7)
§  Chu kì 7 chưa hoàn thành
Phân loại chu kì:
o   Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ
o   Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn
3.      Nhóm nguyên tố
-          Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử:
o   Có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau
o   Được xếp thành một cột
-          Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B
o   8 nhóm A:
§  Đánh số từ IA đến VIIIA, số electron lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm A
o   8 nhóm B:
§  STT nhóm B được xác định như sau:
·         Nguyên tử nguyên tố nhóm B có cấu hình electron dạng: (n - 1)dxnsy.
·         Ta đặt a = x + y.
·         Nếu a < 8                     Þ a là STT của nhóm.
·         Nếu 8  a  10          Þ Nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
·         Nếu a > 10                   Þ STT của nhóm = a - 10         
-          Khối các nguyên tố s:
o   Có electron cuối cùng điền vào phân lớp s
o   Gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
Ví dụ:        Na (Z = 3) 1s22s22p63s1                                   Mg (Z = 12) 1s22s22p63s2
K (Z = 19) 1s22s22p63s23p64s1                         Ca (Z = 20) 1s22s22p63s23p64s2
-          Khối các nguyên tố p:
o   Có electron năng lượng cao nhất điền vào phân lớp p
o   Gồm các nguyên tố nhóm IIIA đến VIIIA
-          Khối các nguyên tố d:
o   Có electron năng lượng cao nhất điền vào phân lớp d
-          Khối các nguyên tố f:
o   Có electron năng lượng cao nhất điền vào phân lớp f
o   Xếp thành 2 hàng ở cuối bảng gồm
§  14 nguyên tố họ Lantan: Từ Ce (Z = 58) đến Lu (Z = 71)
§  14 nguyên tố họ Actini: Từ Ce (Z = 90) đến Lu (Z = 103)
o   Các nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN
CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I.                   CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A
-          Nhóm A gồm các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn. Chúng là các nguyên tố s và nguyên tố p
-          Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A: (Bảng 2.1 –SGK-Tr 42)
o   Số thứ tự nhóm = số electron lớp ngoài cùng
o   Số thứ tự chu kì = số lớp electron 
o   Khi điện tích hạt nhân tăng dần, sau mỗi chu kì (trừ chu kì 1, chu kì 7). Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn, tăng dần từ 1 (ns1) đến 8 (ns2np6) Þ làm tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Ví dụ: Khi biết Al ở chu kì 3, nhóm IIIA ta biết:
Al ở nhóm IIIA Þ Al có 3 electron lớp ngoài cùng
Al ở chu kì 3 Þ Al có 3 lớp electron
Þ cấu hình electron lớp ngoài cùng của Al là             3s23p1
Þ cấu hình electron của Al là                                     1s22s22p63s23p1
II.                CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM B
-          Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn.
-          Chúng là các nguyên tố d và nguyên tố f, còn được gọi là kim loại chuyển tiếp
-          Trong bảng tuần hoàn, từ chu kì 4 trở đi, trong mỗi chu kì:
o   Sau khi bảo hòa phân lớp ngoài cùng ns2
o   Electron tiếp theo phân bố vào phân lớp (n-1)d sát lớp ngoài cùng
o   Cấu hình electron ở dạng (n-1)dans2 (
§  a là số electron điền vào phân lớp (n-1)d
§  Giá trị của a là từ 1 đến 10
Có 2 trường hợp đặc biệt sau:
-          a = 4, theo quy tc sm na bo hòa: ns2(n-1)d4 → ns1(n-1)d5
Ví dụ: Cr  Z = 24, có 24 electron
o   Các electron được phân bố theo thứ tự mức năng lượng AO tăng dần
1s22s22p63s23p64s23d41s22s22p63s23p64s13d5
o   Cấu hình electron của Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1
-          a = 9, theo quy tắc sớm bảo hòa: ns2(n-1)d9 → ns1(n-1)d10
Ví dụ:  Cu  Z = 29, có 29 electron
o   Các electron được phân bố theo thứ tự mức năng lượng AO tăng dần
1s22s22p63s23p64s23d91s22s22p63s23p64s13d10
o   Cấu hình electron của Cu:             1s22s22p63s23p63d104s1
CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1:
1.      Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro(ở đktc). Xác định tên kim loại đó?           ĐS : Ca
2.      Khi cho 1,38 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với nước tạo ra 0,2 gam khí hiđro. Xác định tên kim loại đó?
 ĐS : Li
Khi cho 1,11 gam một kim loại nhóm IA tác dụng vào 4,05 gam nước tạo ra khí hiđro đủ tác dụng với đồng(II) oxit cho ra 5,12 gam đồng kim loại. Xác định tên kim loại đó?      Tính nồng độ % chất trong dung dịch thu được sau phản ứng với nước?                                                                 ĐS : a) Li              b) 76,48
3.      Đem oxi hóa 5,4 gam một kim loại M bởi oxi ta thu được 10,2 gam oxit có công thức M2O3. Xác định tên nguyên tố?                     ĐS : Al
4.      Khi cho 23,4 gam một kim loại kiềm M tác dụng với nước tạo ra 6,72 lít khí hiđro(ở đktc). Xác định tên kim loại đó?                    ĐS : K
5.      Khi cho 11,5 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với nước tạo ra 5,6 lít khí hiđro(ở đktc). Xác định tên kim loại đó?                                                                                                ĐS : Na
6.      Cho 0,48 gam nguyên tố B ở nhóm IIA vào 200 gam dung dịch HCl 3,65% thu được 0,448 lít khí hiđro(đktc). Xác định tên nguyên tố B? Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng?    a) Mgb) 2,914 và 0,948
7.      Cho 0,78 gam kim loại A có hóa trị 1 vào 200g nước thì thu được dung dịch B và 0,224 lít khí H2. Xác định tên nguyên tố A?. Tính nồng độ % của dung dịch B thu được sau phản ứng?             ĐS : a) K       b) 0,558
8.      Cho 10 gam một kim lọai X hóa trị II vào 200g H2O thì có 0,25 mol khí bay ra. Xác định kim lọai X, Tính nồng độ mol của dung dịch, Tính nồng độ % dung dịch bazơ thu được
9.      Hòa tan hòan tòan 4,05 gam một kim lọai A thuộc pnc nhóm III vào 294,4 gam dung  dịch HCl(vừa đủ) thu được 5,04 lít khí(đkc) và dung dịch B, Xác định kim lọai A, Tính nồng độ % dung dịch HCl sử dụng và dung dịch B
10.  Cho 5,6 gam kim lọai kiềm tác dụng với 200 gam H2O tạo thành khí A và dung dịch B. Cho khí A này đi qua CuO nung nóng thì thu được 25,6 gam kim lọai. Tìm tên kim lọai và tính nồng độ % dung dịch B.
11.  Cho 0,72 gam kim lọai M(hóatrị II) và dung dịch HCl dư thì có 672ml khí (đkc) bay ra, Xác định kim lọai M. Lấy 1 phần muối trên cho tác dụng vừa đủ  với 100 cm3 dung dịch AgNO3 thì thu được 2,87 gam kết tủa. Tính CM của AgNO3 đã dùng
12.  Cho 3,12 gam kim lọai A(hóa trị II) tác dụng với 200 gam dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 12,35 gam muối và V(l) khí đkc. Tìm A và khối lượng khí thóat ra, Tính nồng độ % muối trong dung dịch sau phản ứng
13.  Hòa tan hòan tòan 1,44 gam kim lọai có hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. sau phản ứng ta phải dùng hết 60 ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa hết lượng axit dư. Xác định tên kim lọai và nồng độ mol/ lít của muối trong dung dịch
14.  Cho 5,4g kim loại M tác dụng hết với oxi thu được 10,2g oxit cao nhất có công thức M2O3. Định tên M.
15.  Cho 0,6 g kim loại nhóm IIA tác dụng với nứơc dư thu được 0,336 lít (đktc). Xác định kim loại.
16.  Cho 4,6g kim loại Na tác dụng với một phi kim ở nhóm VIA thu được 7,8g muối. Định tên phi kim đó.
17.   Để hòa tan hoàn toàn 7,8g hiđroxit của kim loại X có hóa trị III phải dùng hết 10,95g axit HCl. Xác định tên kim loại.
18.  Cho 4,68g kim loại kiềm tác dụng với 27,44 ml nước (dư) thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dd X. Xác định kim loại  kiềm.
Tính nồng độ % chất tan trong dd X.
19.  Cho 6,2g hh 2 kim loại kiềm A và B vào 100g nước (dư) thu được 2,24 lít khí (đktc). A và B kế tiếp nhau trong nhóm A.
Xác định tên A và B. Tính nồng độ % các chất tan trong dd thu được.
20.  Cho 0,3 g một kim loại có hóa trị không đổi tác dụng hết với nước thu được 168 ml khí H2 (đktc). Xác định kim loại.
21.  Hoà tan hết 13,7 g kim loại M có hóa trị II trong  50 g nước sinh ra 2,24 lít khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại M , tính nồng độ % của dung dịch bazơ thu được
22.  Cho 0,3g kim loại có hoá trị không đổi tác dụng với H2O thu được 168ml H2 (đkc). Xác định tên kim loại.                         * ĐS :   Ca
23.  Hoà tan 2g một kim loại thuộc nhóm IIA bằng 200ml dung dịch HCl 2M. Để trung hoà axit dư cần 100ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại, tính khối lượng CuO tác dụng hết lượng khí H2 sinh ra.
24.  Hoà tan một oxit của nguyên tố thuộc nhóm IIA bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thì được 1 dung dịch muối nồng độ 11,8%. Xác định tên nguyên tố.                                                                                                           * ĐS :  Mg
25.  Cho ag kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl được 0,8g khí hidro và 125g dung dịch X trong đó muối có nồng độ 30,4%. Xác định kim loại và a.                                                                                                 * ĐS :  Mg ; 9,6g.
26.  Cho 3g hỗn hợp gồm kim loại Na và kim loại kiềm R tác dụng hết với nước thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A phải dùng dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Xác định kim loại kiềm R, tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
27.  Cho 4,68g một kim loại kiềm tác dụng với 27,44ml H2O thu được 1,344  lít hidro và dung dịch X. Xác định nguyên tử lượng kim loại kềm và tên,  tính C% chất tan trong dung dịch X.
28.  Khi hoà tan hoàn toàn 12,4g  một hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp nhau thuộc cùng nhóm IA vào 100g nước (dư) thu được 4,48 (l) khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định tên hai kim loại đó và tính nồng độ % của mỗi chất trong dd thu được sau pư.
29.  Hai ngtố A và B ở hai chu kì nhỏ kế tiếp nhau thuộc cùng một nhóm A có tổng số proton trong hai hạt nhân là 24. Hãy xác định tên hai ngtố, viết cấu hình e và nêu vị trí của A và B trong BTH.
30.  Oxi hóa hoàn toàn 10,8g kim loại R có hóa trị III bằng oxi dư thu được 20,4g oxit. Tìm ngtố R.
31.  Hòa tan hoàn toàn 5,4g hỗn hợp hai kim loại kiềm vào 44,8g nước thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho biết 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tìm 2 kim loại .Tính nồng độ % từng chất trong dd sau phản ứng.
32.  Cho hiđroxit một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 24,553%. Xác định tên nguyên tố kim loại?                                               ĐS : Mg          
33.  Người ta dùng 14,6 gam HCl thì vừa đủ để hòa tan hết 11,6 gam hiđroxit của kim loại A hóa trị 2. Tìm công thức hiđroxit của kim loại A?                                                                                        ĐS : Mg(OH)2
34.  Cho 3,6 gam một nguyên tố X thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 53,3 gam dung dịch A . Dựa vào bảng tuần hoàn xác định tên kim loại . Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng .                                      Mg . 21,9%
Dạng 2: Xác định vị trí của các nguyên tố khi biết số hiệu nguyên tử Z
Phương pháp: Ta làm theo các bước sau:
o   Bước 1: Viết cấu hình electron
o   Bước 2: Xác định nguyên tố đó thuộc nhóm A hay nhóm B.
o   Bước 3: Nếu là nhóm A ta có:
§  STT ô = Số p = số e = Z.
§  STT ckì = Số lớp e.
§  STT nhóm A = Số e lớp ngoài cùng.
o   Bước 4: Nếu là nhóm B ta có:
§  STT ô = Số p = số e = Z.
§  STT ckì = Số lớp e.
§  STT nhóm B được xác định như sau:
·         Nguyên tử nguyên tố nhóm B có CH electron dạng: (n - 1)dxnsy.
·         Ta đặt a = x + y.
·         Nếu a < 8                         Þ a là STT của nhóm.
·         Nếu 8  a  10   Þ Nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
·         Nếu a > 10           Þ STT của nhóm = a - 10         

35.  Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn: 25Mn; 30Zn; 2He; 18Ar.
36.  Viết cấu hình e ngtử và xác định vị tri các ngtố trong bảng tuần hoàn: Ca (Z = 20) ; Br (Z = 35) ; Cu (Z = 29) ; P (Z = 15)
37.  Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
      A. X ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA             B. X ở ô số 5, chu kì 3, nhóm IIIA
      C. X ở ô số 3, chu kì 2, nhóm IIA             D. X ở ô số 4, chu kì 2, nhóm IIIA
38.  Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là :
      X : 1s22s22p63s2                             Y : 1s22s22p63s23p64s1
      Z : 1s22s22p63s23p63d14s2              T : 1s22s22p63s23p5
Các nguyên tố cùng chu kì  là
      A .  X và Y           B .  X và Z           C.  Y và Z               D . Z và T
39.  X và Y là hai nguyên tố ở cùng nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của X và Y bằng 32. X và Y là các nguyên tố nào sau đây ?
     A.  N và P                 B. Al và Ga                             C.  Mg và Ca              D.  Na và K
40.  Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Phương án đúng về vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là phương án nào?
     A.  X ở chu kì 3, nhóm VII A, ô 17; Y ở chu kì 4, nhóm IIA, ô 20
     B.  X ở chu kì 3, nhóm VA, ô 17; Y ở chu kì 4, nhóm IIA,ô 20
     C.  X ở chu kì 4, nhóm VIIA, ô 17; Y ở chu kì 3, nhóm IIA, ô 20
     D.  X ở chu kì 3, nhóm VA, ô 20; Y ở chu kì 4, nhóm IIA ô 17
41.  Ion Y2- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
        A . chu kì 3, nhóm VII A                      B. chu kì 3, nhóm VI A
        C . chu kì 3, nhóm VA                          D. chu kì 4, nhóm IA
42.  Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Y thuộc nhóm VA. ở trạng thái đơn chất X và Y không tác dụng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 23. Cấu hình electron nguyên tử của X và Y là :
                                       
                                        
43.  Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là: X (Z=6); Y (Z=7); M (Z=20); Q (Z=19). Nhận xét nào đúng?
       A. X thuộc nhóm VA                               B. Y, M thuộc nhóm IIA
       C.  M thuộc nhóm IIB                              D. Q thuộc nhóm IA
44.  Viết cấu hình electron, xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm ) của S (Z = 16) trong BTH
45.  Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6.
            a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
             b. Xác định vị trí của X trong BTH.
46.  Cho biết trong các nguyên tử các nguyên tố A, B, D, các electron có mức năng lượng cao nhất được xếp vào các phân lớp để có cấu hình là:2p3(A); 4s1(B); 3d1(D).
  a. Viết lại cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tố trên.
  b. Suy ra vị trí của chúng trong BTH.
47.  Nguyên tử X, anion Y-, cation Z+, đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 4s24p6.
-          Các nguyên tố X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Tại sao?
-          Cho biết vị trí của X, Y, Z trong BTH.
48.  Ion kim loại M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s22p6.
-          Viết cấu hình electron đầy đủ của M3+, từ đó suy ra cấu hình electron của kim loại M.
-          Cho biết tên kim loại và vị trí của M trong BTH.
-          Viết ptpư(nếu có) khi cho M tác dụng với dung dịch NaCl dư, dung dịch KOH dư, dung dịch CuSO4.
49.  Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2. Cho biết vị trí của X trong BTH (ô, nhóm, chu kì)? Giải thích?
50.  Cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6.
-          Viết cấu hình electron của nguyên tử M và sự phân bố electron trên các AO.
-          Cho biết vị trí của X trong BTH, gọi tên M.
-          Anion X- có cấu hình electron giống cationM+, X là nguyên tố nào?
51.  Viết cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) và ion F-. Xác định vị trí (ô, nhóm, chu kì) của các nguyên tố X, Y, biết rằng chúng tạo được anion X2-và cation Y+ có cấu hình electron giống ion F-.
52.  Các nguyên tố A, B, C có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là: 3s23p1, 3s23p4, 2s22p2. Hãy xác định vị trí và gọi tên A, B, C.
53.  Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 4s.
  a. Nguyên tố nào là kim loại? Phi kim?
  b. Xác địmh cấu hình electron của A và B, biết tổng số electron của 2 phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7.
54.  Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là: ns1, ns2np1, ns2np5. Hãy xác định vị trí của A, M, X trong BTH.
55.  Cho biết cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s2 và của B là: 1s22s22p63s23p64s1.
            * Xác định vị trí của A, B trong BTH, chúng là những nguyên tố nào?
             * Viết ptpư của A, B với nước ở điều kiện thường (nếu có).
56.  Cho biết Ni có Z = 28 và lớp ngoài cùng có 2 electron. Hãy:
             * Viết cấu hình electron của Ni và Ni2+.
            * Xác định chu kì và nhóm của Ni trong BTH. Giải thích?
57.  Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là: (n - 1)p4; np4; (n + 1)s1. Với n = 3, n =4. Xác định X, Y, Z.
58.  Cho 2 nguyên tố A, B có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 11 và 13.
             a. Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong BTH.
            b. A có khả năng tạo ra ion A+ và B tạo ra ion B3+. Hãy so sánh bán kính của A với A+, B với B3+. Giải thích.
59.  Nguyên tố A có Z = 8; B có Z = 17 và C có Z = 19.
  a. Viết cấu hình electron của chúng.
  b. Chúng thuộc chu kì nào? Nhóm nào trong BTH?
  c. Nêu T/CHH đặc trưng của các nguyên tố này?
60.  Nguyên tố A có Z = 19; B có Z = 35.
  a. Viết cấu hình electron của chúng.
  b. Nêu T/CHH đặc trưng của các nguyên tố này?
Dạng 3:
-          Xác định 2 nguyên tố thuộc 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau
Phương pháp: 2 nguyên tố A, B có số hiệu nguyên tử: ZA, ZB.              
o  ZA - ZB = 8                                       Þ A, B thuộc chu kì nhỏ
o   ZA - ZB = 18                       Þ A, B thuộc chu kì lớn
-          Xác định 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp nhau.
Phương pháp: 2 nguyên tố A, B có số hiệu nguyên tử: ZA, ZB.                     
o   Z­A­ - ZB = 1                                     Þ A, B thuộc chu kì nhỏ
o    Z­A­ - ZB = 7                         Þ A, B thuộc chu kì nhỏ
o   Z­A­ - ZB = 9                         Þ A, B thuộc chu kì nhỏ
o   Z­A­ - ZB = 17                       Þ A, B thuộc chu kì lớn
o   Z­A­ - ZB = 19                       Þ A, B thuộc chu kì lớn

61.  Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì ở BTH, có tổng điện tích hạt nhân là 25. Viết cấu hình e của A, B. Xác định vị trí của A, B trong BTH.
62.  X, Y là 2 nguyên tố thuộc 1 nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định vị trí của X và Y trong BTH.
63.  Hai nguyên tố A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp có thể tạo thành các ion A2- và B2- (Đều có cấu hình của khí hiếm). Số điện tích hạt nhân của A và B hơn kém nhau 8 đơn vị.    Xác định số hiệu nguyên tử của A và B. Viết cấu hình e của chúng.
64.  A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số hạt proton trong 2 hạt nhân nguyên tử A, B bằng 30. Xác định cấu hình e của nguyên tử A, B.
65.  Cho 2 nguyên tố A,B nằm trong 1 nhóm A của 2 chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố là 24. Hai nguyên tố C, D đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kì, tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn của C là 2, số electron của C bằng số nơtron của nó.
    a. Xác định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng.
    b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng tính khử.
66.  A và B là 2 ng.tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH. Tổng số hạt proton trong nguyên tử A, B bằng 19. A, B tạo được hợp chất X có tổng số proton là 70. Xác định cấu hình e của nguyên tử A, B. Tìm CTPT của X.
67.  A và B là 2 ng.tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH. Tổng số hiệu nguyên tử của A, B bằng 31.
     Xác định cấu hình e của nguyên tử A, B.
68.  A và B là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm liên tiếp và thuộc 2 chu kì liên tiếp. Tổng số hạt mang điện trong 2 nguyên tử A và B là 50. Hợp chất giữa A và B phải điều chế bằng cách gián tiếp.
   1. A, B có thể là những nguyên tố nào?
   2. Viết cấu hình e và xác định vị trí của chúng trong BTH.
    c. Hãy viết công thức các hợp chất giữa chúng ( nếu có ).
69.  Một hợp chất ion có CT AB. Hai nguyên tố A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. A thuộc nhóm IA, IIA; B thuộc nhóm VIA, VIIA. Xác định A, B biết rằng tổng số electron trong phân tử AB bằng 20.
70.  Cho 2 nguyên tố X, Y ở 2 chu kì kế cận nhau trong BTH, tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố là 32.
     Xác định X, Y. Biết rằng nguyên tử khối của mỗi nguyên tố đều gấp đôi trị số điện tích hạt nhân nguyên tử của mỗi nguyên tố đó.
71.  Hợp chất M được tạo thành từ 2 cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. M có công thức phân tử nào sau đây ?
            A . NH4NO3                 B.  (NH4)2SO4   C.  (NH4)2SO3                          D.  (NH4)3PO4