GLUXIT - CACBOHIĐRAT - SACCARIT
Khái niệm: Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu
cơ tạp chức có chứa nhiều nhóm
hiđrôxyl (-OH) và có nhóm cacbonyl (>C=0) trong phân tử.
Công thức chung: Cn(H2O)m.
Phân loại: Gluxit được chia làm 3 nhóm
·
Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không
thuỷ phân.
VD: Glucozơ,
fructozơ ( C6H1206)
·
Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ
phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit
VD: Saccarozơ,
mantozơ ( C12H22011)
·
Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thuỷ
phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
VD: tinh bột
, xenlulozơ ( C6H10O5)n
GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ
A. GLUCOZƠ
I.
Tính chất vật lí
và trạng thái tự nhiên:
1. Tính chất vật lí:
-
Chất kết tinh,
không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt (không ngọt bằng đường mía)
-
Nhiệt độ nóng chảy
1460C (dạng α), 1500C (dạng β)
2.
Trạng thái tự nhiên
-
Có trong hầu hết
các bộ phận của cơ thể thực vật như hoa, lá, rễ,… và nhất là trong quả chín
-
Có nhiều trong
quả nho chín (gọi là đường nho)
-
Trong mật ong
glucozơ có khoảng 30%
-
Trong máu người glucozơ
có khoảng 0,1%.
II.
Cấu tạo phân tử
glucozơ (C6H12O6)
Dạnh
mạch hở:

Glucozơ là hợp chất tạp chứa,
ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit
đơn chức và ancol 5 chức.
Dạng mạch vòng:
-
Nhóm –OH ở C5 cộng vào nhóm C=O tạo ra 2 dạng vòng 6 cạnh (α
và β) (Hình vẽ SGK)
-
Hai dạng cấu tạo vòng của glucozơ luôn chuyển hóa lẫn qua dạng mạch hở
α-glucozơ (khoảng 36%) ⇌ dạng mạch hở (khoảng 0,003%) ⇌ β-glucozơ (khoảng 64%)
Chú ý: Nhóm OH ở số 1 gọi là OH hemiaxetal
III.
Tính chất hóa
học
1. Tính chất của ancol đa chức
-
Tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường) → dd màu xanh lam:
2C6H12O6
+ Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu
+ 2H2O
-
Phản ứng tạo este:
C6H7O(OH)5
+ 5(CH3COO)2O → C6H7O(OOCCH3)5
+ 5CH3COOH
2.
Tính chất của anđehit đơn chức
Tính khử của anđehyt:
-
Phản ứng với dung dịch
AgNO3/NH3 (đun nóng)
CH2OH[CHOH]4CHO
+ 2AgNO3 + 3NH3 +H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4
+ 2Ag + 2NH4NO3
-
Phản ứng với Cu(OH)2/OH- (đun nóng)
CH2OH[CHOH]4CHO
+ 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH[CHOH]4COONa + 2Cu2O↓
đỏ gạch + 3H2O
Tính oxi hóa của anđehyt:
-
Phản ứng với hiđro (xt Ni, t0)
CH2OH[CHOH]4CHO
+ H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH Sobitol
3.
Phản ứng lên men (enzim, 30 – 350C)
C6H12O6 → 2C2H5OH
+ 2CO2
4.
Tính chất riêng của vòng:
-
Nhóm OH hemiaxetal của vòng
+ CH3OH (xt HCl khan) → metylglicozit
Cấu tạo phân tử metylglicozit:
-
Nhóm OH ở C1 chuyển thành nhóm OCH3,
dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở.
IV.
Điều chế và ứng dụng
1.
Điều chế
-
Thuỷ
phân tinh bột ( (C6H10O5)n ) nhờ
xúc tác axit HCl loãng hoặc enzim.
-
Thuỷ
phân xenlulozơ (vỏ bào, mùn cưa (C6H10O5)n) nhờ xúc tác axit HCl đặc
(C6H10O5)n
+ nH2O → nC6H12O6
2. Ứng dụng:
Trong
Y hoc:
-
Glucozơ
được dùng làm thuốc tăng lực.
Trong
công nghiệp:
-
Glucozơ
được dùng để tráng gương, tráng ruột phích
-
Glucozơ
là sản phẩm trung gian sản xuất C2H5OH (từ nguyên liệu chưa
tinh bột và xenlulozơ)
B.
ĐỒNG PHÂN
GLUCOZƠ: FRUCTOZƠ
1. CTCT của fructozơ
Dạng
mạch hở:

Hay CH2OH[CHOH]3COCH2OH
Dạng mạch vòng:
-
Nhóm –OH ở C5 cộng vào nhóm C=O tạo ra 2 dạng vòng 5 cạnh (α
và β) (Hình vẽ SGK)
-
Hai dạng cấu tạo vòng của fructozơ luôn chuyển hóa lẫn qua dạng mạch hở
α-fructozơ ⇌ dạng mạch hở ⇌ β-fructozơ
2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
-
Là
chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều
trong quả ngọt như dứa, xoài,..Đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozơ.
3. Tính chất hoá học: (tương tự glucozơ)
-
Tính
chất của ancol đa chức: Tương tự glucozơ.
Các
phản ứng tạo sản phẩm giống glucozơ
-
Fructozơ
+ H2 → sobitol
-
Fructozơ
+ AgNO3/NH3 (đun nóng) → CH2OH[CHOH]4COONH4
-
Fructozơ
+ Cu(OH)2/OH- (đun nóng) → CH2OH[CHOH]4COONa
Vì
trong môi trường kiềm: fructozơ → glucozơ
Nhận
biết glucozơ và fructozơ: Dùng dung dịch Br2 trong nước
CH2OH[CHOH]4CHO
+ Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH +
2HBr
Fructozơ không phản ứng vì trong môi trường axit fructozơ không chuyển
thành glucozơ được
BÀI TẬP
1. Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Gluxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức
B. Gluxit là những hợp chất hữu cơ có chứa nhiều nhóm chức
hiđroxyl và chứa nhóm cacboxyl trong phân tử
C.
Gluxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa nhiều nhóm hiđrôxyl (-OH) và
có nhóm cacbonyl (>C=0) trong phân tử.
D. Gluxit là những hợp chất hữu cơ do các
monosaccarit cấu tạo nên.
2.
Nhận xét nào sau
đây sai
:
A. Gluxit hay cacbohiđrat (Cn(H2O)m)
là tên chung để chỉ các loại hợp chất thuộc loại polihiđroxi anđehit hoặc
polihiđroxi xeton.
B. Monosaccarit là
loại đường đơn giản nhất, không thuỷ phân được.
C. Gluxit hiện diện
trong cơ thể với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp năng lượng.
D. Polisaccarit là loại đường
thuỷ phân trong môi trường axit sẽ cho nhiều loại monosaccarit.
3.
Trong phân tử của các gluxit luôn có
a. nhóm
chức xêton. b. nhóm chức axit. c. nhóm chức andehit. d. nhóm chức ancol (rượu).
4.
Cho các hợp chất
sau :
1. CH2OH-(CHOH)4-CH2OH 2.
CH2OH-(CHOH)4- CHO
3.CH2O-CO-(CHOH)3CH2OH
4. CH2OH(CHOH)4CHO 5. CH2OH(CHOH)4COOH
Những hợp chất nào là cacbohiđrat ?
A. 1, 2 B. 2, 4
C. 4, 5 D.
2, 3, 4, 5.
5. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ là
a. CH2OH(CHOH)4CHO b. CH2OH(CHOH)3COCH2OH c. [C6H7O2(OH)3]n d. CH2OH(CHOH)4CH2OH
6.
Công thức cấu tạo
dạng mạch hở của fructozơ là
a. CH2OH(CHOH)4CHO
b. CH2OH(CHOH)3COCH2OH c. [C6H7O2(OH)3]n d. CH2OH(CHOH)4CH2OH
7. Công thức cấu tạo của sobit là
a. CH2OH(CHOH)4 CHO b. CH2OH(CHOH)3 COCH2OH c. CH2OH(CHOH)4 CH2OH d. CH2OH CHOH CH2OH
8.
Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một
trong ba phản ứng hoà học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức
anđehit của glucozơ?
a. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3 b.
Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng
c. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim d. Khử glucozơ bằng H2/Ni,
t0
9.
Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp
chất tạp chức.
a. Phản
ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với
Cu(OH)2.
b. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu
c. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và
phản ứng lên mên rượu
d. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân
10.
ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
a. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực b. Tráng gương, tráng phích
c. Nguyên liệu sản xuất
ancol etylic d. Nguyên liệu sản xuất đường
mía
11.
Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?
a.
Tính chất của nhóm anđehit b. Tính chất của
poliol
c.
Tham gia phản ứng thuỷ
phân d. Tác dụng với CH3OH
trong HCl
12. Cho sơ đồ
chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
a.
CH3CH2OH và CH2=CH2. b. CH3CHO và CH3CH2OH.
c. CH3CH2OH
và CH3CHO. d. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
13.
(Đại học khối A-2007)
Để chứng minh
trong phân tử glucôzơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucôzơ
phản ứng với.
a. kim loại
Na b.
AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3
c. Cu(OH)2
trong NaOH, đun nóng d. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
14.
fructozơ không phản
ứng được với chất nào sau đây.
a. H2/Ni, nhiệt độ b. Cu(OH)2 c. AgNO3/NH3
(trong môi trường kiềm) d. dung dịch Br2
15.
Những phản ứng nào
sau đây không thể chuyển glucozơ, fructozơ, thành những sản phẩm giống nhau:
a. Phản ứng với Cu(OH)2 b. phản ứng với AgNO3/NH3 c. phản ứng với H2/Ni, to d. phản ứng với Na
16.
Thuốc thử nào trong
các thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch các chất
sau: glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol.
a. Cu(OH)2
trong môi trường kiềm b. AgNO3/NH3 c. Na kim loại d.
Nước brom
17.
Hai chất đồng phân
của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C.
fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
18.
Dãy gồm các dung
dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B.
glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
19.
Hàm lượng glucozơ
trong máu ngời không đổi và bằng bao nhiêu phần trăm ?
A. 0,1% B. 1% C. 0,01% D.
0,001%
20.
Có các chất : axit
axetic, glixerol, rợu etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để
nhận biết ?
A. Quỳ tím B. Kim loại
Na C. Dung dịch AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2/NaOH
21.
Cho 5 nhóm chất hữu
cơ sau : 1. Glucozơ và anđehit axetic 2. Glucozơ và etanol
3. Glucozơ và
glixerol 4.
Glucozơ và axit nitric 5. Glucozơ và anđehit
fomic.
Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trên trong mỗi nhóm
?
A. Na
B. Cu(OH)2/NaOH C.
NaOH D. AgNO3/NH3
22. Thuốc thử để phân biệt glucozơ
và fructozơ là :
A.
Cu(OH)2 B. [Ag(NH3)2]
NO3 C. Dd Br2 D.
CaO.2H2O
23.
Để phân biệt :
propanol-1, glixerol và glucozơ có thể dùng thuốc thử nào sau đây :
A. Dung dịch AgNO3/NH3 B.
Cu(OH)2/NaOH C. Na D.
Cả B, C
24. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường
thực hiện phản ứng nào sau đây :
A. Cho axit fomic
tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. B. Cho axetilen
tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho anđehit fomic
tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. D. Cho
glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
25.
Phản ứng nào chứng
tỏ glucôzơ có dạng mạch vòng
A. phản ứng với Cu(OH)2.
B.
phản ứng với [Ag(NH3)2]OH.
C. phản ứng với H2/Ni,
t0. D. phản ứng với CH3OH/HCl.
26.
(Đại học khối B-2008) Cho các chất: ancol
(rượu) etylic, glixerin (glixerol), glucôzơ, đimetyl ete, axit fomic. Số chất
tác dụng được với Cu(OH)2 là.
a. 3 b.
2 c. 4 d.
1
27.
(Đại học khối B-2007) Một trong những điểu khác nhau của protit so
với lipit và glucozơ là.
a. protit luôn chứa nitơ
b. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
c. proti luôn chứa chức hiđroxyl d. protit
luôn là hợp chất hữu cơ no.
28. (Đại học khối
B-2009) Phát biểu nào sau đây không đúng?
a. Glucozơ tồn tại
ở dạng mạch hở và dạng mạch
vòng. b. ở
dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH
kề nhau.
c. Khi glucozơ ở dạng
vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo
ete với CH3OH. d. Glucozơ tác dụng được
với nước brom.
29.
Đun 18
gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3,t0. sau
phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa Ag, tính khối lượng AgNO3 có
trong dung dịch ban đầu ?
A. 10,8 gam và 17gam B. 1,08gam và 1,7 gam C. 21,6 gam và 34 gam D. 10,8 gam và 34gam
30.
Cho 5 kg glucozơ
(chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích rợu 40o thu được.
Biết rằng khối lượng rượu bị hao hụt là 10% và khối lượng riêng của rượu
nguyên chất là 0,8 (g/ml).
A. 2,3 (l) B. 5,75 (l) C.
63,88 (l) D. 1,4375 (l)
31. Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành rượu
etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dung dịch thu được m gam
kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Tính giá trị của m :
A. 400 g B. 320 g C. 200 g D. 160 g
32.
Khối lượng glucozơ cần để điều chế 0,1 lít rượu
etylic (khối lượng riêng 0,8g/ml), với hiệu suất 80% là :
A. 185,6 g B. 196,5 g C. 213 g D.
305,7 g
33.
Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả
nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100. Biết hiệu suất
phản ứng lên men đạt 95%, rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8
g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nhỏ chỉ có một chất đường glucozơ. A. 17,26 kg B. 17,52 kg C. 16,476 kg D. 15,26 kg
34.
Glucozơ lên men thành rượu etylic, toàn bộ khí sinh ra được
dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất
lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng bằng bao nhiêu gam?
a.
24 gam b.
40 gam c. 50 gam d. 48 gam
35.
Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng
dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi
trường kiềm là bao nhiêu gam?
a. 1,44 gam b.
3,60 gam c.
7,20 gam d. 14,4 gam
36.
Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất, lên men
thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt 5%. Hỏi khối lượng
rượu etylic thu được bằng bao nhiêu
a. 4,65
kg
|
b. 4,37 kg
|
c. 0,485 kg
|
d. 5,56 kg
|
37.
(Cao đẳng khối
A-2007) Cho 50 ml dung dịch glucôzơ
chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O)
trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol/lit
của dung dịch glucôzơ đã dùng là.
a. 0,20 M
|
b. 0,01 M
|
c. 0,10 M
|
d. 0,02 M
|
38.
(Đại học khối
A-2008) Lượng glucozơ cần dụng để tạo ra
1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là.
a. 2,22
gam b. 2,25 gam c. 1.44 gam d. 1,80 gam
39.
Cho 11,25g glucozơ
lên men rượu thoát ra 2,24lit CO2 ở đktc. Hiệu suất của quá trình
lên men là
A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%.
40.
Cho 25ml dung dịch
glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3/NH3
thu được 2,16gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng.
` A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,2M. D. 0,1M.
41.
Tính
lượng glucozơ cần thiết để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 400(D=0,8
gam/ml) với hiệu suất phản ứng là 80%
A. 626,09gam B. 782,6gam C.
503,27gam D.
1562,40gam
42.
Đun
nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3
(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là ?
A. 16,2 gam B. 10,8 gam C.
32,4 gam
D. 21,6 gam
43.
Tính
lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 2,73 gam sobitolvới hiệu suất 80% là:
A. 3,375gam B. 2,160gam C. 33,750gam D. 3,4125 gam
44.
Cho m
gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
dư tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng hết với 1,2 gam Br2
trong dung dịch. Phần % về số mol của glucozơ trong hỗn hợp là?
A. 25% B. 50% C. 12,5% D. 40%
45.
Từ m kg
nho chín chứa 40% đường nho, để sản xuất được 1000 lít rượu vang 200.
Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8gam/ml và hao phí
10% lượng đường. Tính giá trị của m là?
A. 860,75kg B. 8700,00kg C. 8607,5kg D. 869,56kg
46. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men
thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất
có khối lượng nguyên 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất
10%
A. 3194,4 ml B. 2785,0 ml C. 2875,0 ml D. 2300,0 ml
47. Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường
glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng
nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của
ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 200C và hiệu suất quá trình lên men
đạt 80%.
A. 71
kg B. 74 kg C. 89 kg D. 111,146kg
48. Có thể tổng hợp rượu etylic từ CO2
theo sơ đồ sau: CO2 à Tinh bột à glucozơ à Rượu etylic
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo
sự tạo thành rượu etylic nếu CO2 lúc
đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiêu suất của mỗi quá trình lần lượt là
50%:75%;80%.
A. 230lít B. 280,0 lít C.
149,3 lít D. 112,0 lít
49. Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung
dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ
là
A. 11,4 %
B. 14,4 % C. 13,4 % D. 12,4 %
50. Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag.
Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi
cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa
thu được là
A. 60g. B. 20g. C. 40g. D. 80g.
51. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra
cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình
lên men đạt 60%. Giá trị m là
A.
225 gam. B. 112,5 gam. C. 120 gam. D. 180
gam.
52.
Người ta cho 2975
g glucozơ nguyên chất lên men thành rượu etylic. Hiệu suất của quá trình lên
men là 80%. Nếu pha rượu 400 thì thể tích rượu là 400
thu được là : (biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml).
A. 3,79 lít B. 3,8 lít C.
4,8 lít D.
4,75 lít
53.
Khí CO2
sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2
dư thu đợc 40g kết tủa. Nếu hiệu suất phản ứng lên men là 80% thì khối lợng
rượu etylic thu được là :
A. 16,4 g B. 16,8 g C. 17,4 g D. 18,4 g
54.
Chia m gam glucozơ
làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 đem thực
hiện phản ứng tráng gương thu đợc 27 gam Ag
- Phần 2 cho lên
men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).
Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V
có giá trị là :
A. 12,375 ml B. 13,375 ml C. 14,375 ml D.
24,735 ml
ĐÁP ÁN GLOCOZƠ –
FRUCTOZƠ:
1C
|
2D
|
3D
|
4B
|
5A
|
6B
|
7C
|
8C
|
9A
|
10D
|
11C
|
12C
|
13D
|
14D
|
15D
|
16A
|
17B
|
18C
|
19A
|
20D
|
21B
|
22C
|
23B
|
24D
|
25D
|
26A
|
27A
|
28C
|
29C
|
30B
|
31B
|
32C
|
33C
|
34D
|
35D
|
36B
|
37A
|
38B
|
39C
|
40B
|
41B
|
42C
|
43A
|
44A
|
45D
|
46C
|
47D
|
48D
|
49B
|
50D
|
51D
|
52B
|
53D
|
54C
|