Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

ANKIN

ANKIN

Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh

         Ankin là những hidrocacbon mạch hở có một nối ba trong phân tử.
A- ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP
I- Đồng đẳng
         Ankin đơn giản nhất là axetilen.
         Công thức tổng quát: CnH2n-2  (n2).
II- Đồng phân 
         Các ankin có đồng phân mạch cacbon và đồng phân về vị trí nối ba.
III- Danh pháp
1- Tên thường:
                                    Dùng đặt riêng cho một số ankin.
                                    Ví dụ:  C2H2                    : axetilen
2- Tên quốc tế: Tương tự anken          , thay đuôi en thành in
                   Ví dụ:
                                    CH3 –CH2 - C CH        : but-1-in     
                                   
                                    CH3 –C  C - CH3          : but-2-in
                                   
                                    CH3 –CH- C CH          : 3-metylbut-1-in.
                                             CH3        

B- TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Bốn ankin đầu tiên trong dãy đồng đẳng: C2H2, C3H4, C4H6 là những chất khí ở điều kiện thường và đktc. Các ankin tiếp theo là chất lỏng hoặc rắn.
Tất cả các ankin đều hầu như không tan trong nước.
C- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
I- Phản ứng cộng
1- Phản ứng cộng hidro anken, ankan
  Ni, to
 
 


                                    CH2  CH2 + 2H2      CH3 - CH3
  Pd, to
 
                                   
                                    CH2  CH2  +  H2      CH2 = CH2
2- Phản ứng cộng Br2, Cl2
                                    Phản ứng tiến hành theo 2 giai đoạn:
                                    CH2 CH2 + Br2      Br – CH = CH - Br
                                   Br– CH = CH -Br + Br2 Br – CH - CH -Br
                                                                                       Br     Br
                                    Phản ứng làm mất màu dung dịch brom.
                                    Dung dịch Clo cũng phản ứng tương tự.
                                    Tổng quát:
                                    CnH2n-2 + 2Br2  CnH2n-2Br4
3- Phản ứng cộng axit: HCl, HCN, CH3COOH…
                                    CH2 CH2 + H-Cl      CH2 = CH - Cl    (vinyl clorua)
                                    CH2 CH2 + H-C   CH2 = CH - CN
                                    CH2 CH2 + CH3COOH   CH3COO- CH = CH2
4- Phản ứng trùng hợp
        
  CuCl, NH4Cl
 
                             2CH CH                       CH2 = CH – C CH  (Vinyl axetilen)
   C, 600oC
 
                                   
                                    3CH CH
5- Phản ứng thế bởi kim loại  (Tính chất riêng của  các ankin có nối 3 đầu mạch)
                   HC CH  +  AgNO3 + 2NH3                         AgC CAgvàng nhạt + 2NH4NO3
                    2CH3 - C CH  + AgNO3 + 2NH3                      CH3 - C CAg + 2NH4NO3
III- Phản ứng cháy
                                    CnH2n -2 + O2  n CO2 + (n-1) H2O
                                    nANKIN = nCO2 – nH2O
D- ĐIỀU CHẾ AXETILEN
1- Thuỷ phân canxi cacbua
                                    CaC2 + 2H2O  =  Ca(OH)2 + C2H2
Canxi cacbua được điều chế bằng cách nung CaO với than trong lò điện ở nhiệt độ cao trên 2000oC.
  lò điện
 
 


CaO  +  3C     =     CaC2  +  CO
2- Nhiệt phân metan
 1500oC
 
                       
 làm lạnh
 
                                    2CH4                               C2H2  +  3H2

ANKIN + Br2:
1.      Hổn hợp X gồm một ankan A và hai hiđrocacbon B, C thuộc cùng dãy đồng đẳng. Cho 3,36 lít hổn hợp X (ở đktc) phản ứng với dung dịch brom dư thấy khối lượng brom tham gia phản ứng nhiều hơn 25 gam. B, C thuộc dãy đồng đẳng
A. ankađien.                            B. anken.                                 C. ankin                                   D. A hoặc C.
2.      Hổn hợp X gồm một anken A và một ankin B. Cho 336 ml hổn hợp khí A  (ở đktc) đi qua nước brom dư thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng. Thành phần % của A theo thể tích là
      A. 20%.                                   B. 33,33%.                              C. 50%.                        D. 60%.
3.      Đun nóng hổn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 có Ni xúc tác thu được hổn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch Br2 dư thấy còn lại 0,448 lít (ở đktc) hổn hợp khí Z có tỉ khối hơi với H2 bằng 4,5. Khối lượng bình brom tăng lên m gam. Gía trị của m là
      A. 0,45 gam.                            B. 0,4 gam.                              C. 0,56 gam                             D. 0,35 gam
4.      Có 3 bình đựng dung dịch nước brom có cùng nồng độ với khối lượng ba bình như nhau. Dẫn từ khí C2H4 vào bình 1, khí C2H2 vào bình 2, khí C3H4 vào bình 3. Sau khi các bình mất màu hoàn toàn cân lại ba bình thấy khối lượng các bình tăng dần theo thứ tự
 A. 1<2<3.                               B. 3<2<1.                                             C. 3<1<2.                          D. 2<3<1.      
5.      Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H6.                     B. C2H2 và C4H8.                     C. C3H4 và C4H8.         D. C2H2 và C3H8.
6.      Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4.                       B. CH4 và C3H4.                       C. CH4 và C3H6.          D. C2H6 và C3H6.
7.      Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là                     
A. 1,20 gam.                            B. 1,04 gam.                            C. 1,64 gam.                D. 1,32 gam.
8.      Hỗn hợp khí A gồm : etan, etilen, axetilen. Cho 11,2 gam hỗn hợp A vào 1 lít dung dịch Br2 0,8M, sau phản ứng nồng độ dung dịch brom giảm một nửa và có 2,24 lít khí thoát ra. Phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A lần lượt là
A.26,79%, 50%,  23,21%.                                                 B.26,79%,   23,21%,   50%.
C. 50%, 26,79%,  23,21%.                                                            D.25%,   37%, 38%.
9.      Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4 gam. Công thức phân tử của hai ankin đó là
A. C2H2 và C3H4.         B. C3H4 và C4H6.                     C. C4H6 và C5H8.                     D. C5H8 và C6H10.
ANKIN + AgNO3/NH3:
10.  Để nhận biết 3 khí đựng trong 3 lọ mất nhãn: C2H6, C2H4, C2H2, người ta dùng các hoá chất nào dưới đây?
A. Dd Br2.              B. Dd AgNO3/NH3 và dd Br2.              C. Dd AgNO3/NH3.      D. dd HCl và dd Br2.
11.  Nếu chỉ dùng AgNO3 trong dung dịch NH3 làm thuốc thử thì phân biêt được
A. But-2-in, etan                B. But-2-in, etilen                    C. But-2-in, propin                  D. Etan, propilen
12.  Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng đư­ợc với dd AgNO3/NH3 d­ tạo kết tủa vàng?
A. 4                             B. 2                                          C. 3                                         D. 5
13.  Hỗn hợp khí A gồm etilen và axetilen. Dẫn 3,36 lít khí A vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 24,0 gam kết tủa và có V lít khí thoát ra. Các thể tích đo ở đktc. Gía trị của V là
      A. 1,12 lít                                B. 2,8 lít                                   C. 1,92 lít                                 D. 0.896 lít
14.  Hỗn hợp X gồm một anken (A) và một ankin (B). Cho X sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo ra 7,2 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn X rồi thu sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo 10 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thấy khối lượng dung dịch giảm 4,34 gam. Tìm CTPT của A, B (biết A, B có số nguyên tử C như nhau).
A. C3H4 và C3H6.                     B. C2H2 và C2H6.                     C. C4H6 và C4H8.         D. C2H6 và C3H4.
15.  Cho 5,2 gam ankin A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 48 gam kết tuả. Tên gọi của A là
A. Axetilen                              B. Propin                                 C. But-1-in                   D. But-2-in
16.  Hổn hợp A gồm 2,24 lít C2H2 và 1,12 lít một ankin B tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 32,05 gam kết tuả. Tên gọi của B là (các khí đo ở đktc)
A. Axetilen                              B. Propin                                 C. But-1-in                   D. But-2-in
17.  Đốt cháy 4,48 lit (ở đktc) hổn hợp X gồm một ankan A, một anken B và một ankin C (A và C có số mol bằng nhau) tạo thành 11,2 lít CO2 (ở dktc) và m gam H2O. Gía trị của m là
      A. 3,6 gam.                              B. 7,2 gam.                              C. 9 gam.                     D. 12,6 gam.
18.  Hổn hợp X gồm một ankan, một anken và một ankin. Cho 0,896 lít hổn hợp khí X (ở đktc) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 0,735 gam kết tuả, sau phản ứng thể tích hổn hợp khí giảm 12,5%. Tên gọi của  ankin là
A. Axetilen                              B. Propin                                 C. But-1-in                   D. But-2-in
19.  Dẫn 4,48 lít hỗn hợp gồm but-1-in và but-2-in qua dung dịch AgNO3/NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy còn lại 1,12 lít khí không phản ứng và m gam kết tủa. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị m là:
A. 42,15 gam.                           B. 42,51 gam.                          C. 15,24 gam.              D. 24,15 gam.
20.  Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3/NH3 cho kết tủa là:
            A. butin-1, etilen.                     B. axetilen, butin-2.     C. vinylaxetilen, propin.          D. axetilen, etilen.
21.  Dẫn 10,08 lít hỗn hợp A gồm propin, etilen và etan qua dung dịch brom dư thì thấy còn lại 3,36 lít khí không phản ứng. Dẫn 10,08 lít hỗn hợp A qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy còn lại 7,84 lít khí không phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc. Khối lượng brom đã phản ứng là:
A. 64 gam.                               B. 32 gam.                   C. 48 gam.                               D. 24 gam.
22.  Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng (Cho Br = 80; Ag = 108)    
A. 11,2.                                   B. 13,44.                      C. 5,60.                                               D. 8,96.
ĐỐT CHÁY:
23.  Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 10,8 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 50,4 gam. Công thức phân tử của X là
A. C2H2                              B. C3H4                                    C. C4H6                                    D. C5H8        
24.  Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA=3VB. Công thức của X là
A. C3H4                              B. C3H8                                    C. C2H2                                    D. C2H4
25.  Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
A. 75% và 25%.                B. 20% và 80%.                     C. 35% và 65%.                         D. 50% và 50%.
26.  Đốt cháy hết một hỗn hợp hiđrocacbon thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 8,4 lít                                        B. 2,8 lít                                   C. 3,92 lít                                             D. 5,6 lít
27.  Hỗn hợp khí A gồm CH4 , C2H4 và C2H2.  Cho 6,72 lit hỗn hợp A sục từ từ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 12 gam kết tủa màu vàng nhạt. Mặt khác, 6,72 lit hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 150ml dung dịch nước Br2 1M. Tính % thể tích của CH4 , C2H4 và C2H2 trong hỗn hợp A lần lượt là
   A. 66,67%; 20%; 30%                                                                B. 66,67%;  16,67%; 16,67%             
   C. 50%; 20%; 30%                                                                     D. 40%; 30%; 30%
28.  Hỗn hợp khí B gồm etan , etilen và propin. Cho 3,36 lit hỗn hợp B tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 3,36 lit hỗn hợp B sục vào bình đựng dung dịch nước brom (dư) thấy khối lượng bình tăng thêm 4,7gam. % thể tích của etan , etilen và propin trong hỗn hợp B. 
      A. 16,67%; 16,67%; 66,67%                                                               B. 66,67%;  16,67%; 16,67%                 C. 50%; 20%; 30%                                                                                 D. 40%; 30%; 30%
29.  Hỗn hợp khí C (đktc) gồm 1 ankan và axetilen. Cho V lit hỗn hợp C tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được 24 gam kết tủa màu vàng nhạt. Đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Tìm CTPT của ankan
 A. CH4 .                                   B. C3H8.                                   C. C4H10.                     D. C2H6 .
30.  Khi sản xuất đất đèn người ta thu được hỗn hợp chất rắn gồm CaC2,Ca và CaO (hỗn hợp A). Cho A tác dụng hết với nước thu được 2,5 lít hỗn hợp khí khô X ở 27,30C và 0,9856 atm. Tỉ khối của X so với mêtan bằng 0,725.  Đun nóng hỗn hợp X với bột Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp  khí Y. Cho Y lội từ từ qua bình nước Br2 dư thấy còn lại 896 ml hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 4,5. Tính khối lượng brôm đã tham gia phản ứng.
A. 6,4 gam.                              B. 0,8 gam.                  C. 4gam.                                  D. 1,2 gam.
31.  Hỗn hợp X gồm anken A và ankin B. 50 ml hỗn hợp này phản ứng tối đa với 80 ml H2 (các thể tích khí ở cùng điều kiện). Đốt cháy m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ tất cả sản phẩm cháy bằng nước vôi trong, được 25 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,56 gam so với ban đầu và khi thêm vào lượng KOH dư lại được 5 gam kết tủa. Xác định các chất A, B.
A. C3H4 và C2H4.                           B. C2H4 và C4H6.         C. C3H6 và C3H4.                     D. C2H6 và C3H6.
32.  Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp khí gồm ankin A và anken B thu được sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình hai đựng KOH dư đậm đặc thì thấy bình 1 khối lượng tăng 11,7 gam, bình 2 khối lượng tăng 30,8 gam. Xác định CTPT của A, B
A. C2H2 và C3H6                      B. C3H4  và C2H4                     C. C2H4 và C6H10         D. Cả A và C  
33.  Trong một bình kín chứa hổn hợp X gồm hiđrocacbon A, hiđro và xúc tác Ni. Nung bình một thời gian thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA=3VB. Công thức phân tử của A là
      A. C2H4.                                   B. C3H4.                                   C. C3H8.                        D. C2H2.
34.  Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
            A. 224,0.                                 B. 286,7.                                  C. 358,4.                     D. 448,0.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét