Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

TỘC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC

TỘC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC


Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh
I. Lý thuyÕt
Cho CB :    a A + b B             cC + d D
Khi p­ ®¹t TTCB : vt = vn
 
Ta cã : vt = kt.[A]a.[B]b.
            vn = kn[C]c[D]d.

 kt.[A]a.[B]b  = kn[C]c[D]d   =  = kC.
Do kt, kn lµ h»ng sè nªn kC còng lµ h»ng sè

KC  chØ phô thuéc vµo nhiÖt ®é, kh«ng phô thuéc nång ®é.
Lưu ý:
v  Khi phản ứng ở TTCB nếu số mol khí ở hai vế của phương trình bằng nhau thì khi thay đổi  áp suất, cân bằng sẽ không chuyển dịch.
v  Nhiệt phản ứng: H (phản ứng toả nhiệt H< 0, phản ứng thu nhiệt H>0)
   Nếu phản ứng thuận thu nhiệt thì phản ứng nghịch toả nhiệt với giá trị tuyệt đối của nhiệt phản ứng như  nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng:
-          Cân bằng chuyển dịch theo chiều chhống lại sự biến đổi bên ngoài
-          Có 03 yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân băng: Nhiệt độ, áp suất và nồng độ
Cho phản ứng:
N2(k) +3H2(k) 2NH3(k)               ∆H =  -92 kJ
Yếu tố nhiệt độ: Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt và ngược lai
 Ví dụ: Phản ứng trên ∆H =  -92 kJ < 0  phản ứng thuận tỏa nhiệt phản ứng nghịch thu nhiệt
-          Nếu tăng nhiệt cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
-          Nếu giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Yếu tố áp suất (P): Tăng P cân bằng chuyển dịch theo chiều tổng số phân tử khí giảm và ngược lại.
Ví dụ: Phản ứng trên
             Trước phản ứng tổng số phân tử khí = 1 + 3 =4
             Sau phản ứng tổng số phân tử khí = 2
-          Nếu tăng P cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
-          Nếu giảm P cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Yếu tố nồng độ:
-          Nồng độ chất phản ứng: Tăng nồng độ chất phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại.
-          Nồng độ sản phẩm: Giảm nồng độ sản phẩm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại

 CHUYÊN ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Câu 1: Tốc độ của phản ứng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
A. Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác.
B. Áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác.
C. Nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác.
D. Nồng độ, áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 2: Khi tăng nồng độ của chất phản ứng, thì tốc độ của phản ứng
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. không xác định được.
Câu 3: Khi giảm áp suất của chất phản ứng, thì tốc độ của phản ứng
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. không xác định được.
Câu 4: Khi tăng nhiệt độ của chất phản ứng, thì tốc độ của phản ứng
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. không xác định được.
Câu 5: Khi giảm diện tích bề mặt của chất phản ứng, thì tốc độ của phản ứng
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. không xác định được.
Câu 6: Một phản ứng hoá học có dạng:  Các chất phản ứng → Các chất sản phẩm. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
A. nhiệt độ.
B. chất xúc tác.
C. nồng độ các sản phẩm.
D. nồng độ các chất phản ứng.
Câu 7: Định nghĩa đúng về chất xúc tác là
A. chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
B. chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
C. chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản ứng.
D. chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng.
Câu 8: Khi cho cùng một lượng kẽm vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng kẽm ở dạng
A. viên nhỏ.
B. tấm mỏng.
C. bột mịn, khuấy đều.
D. thỏi lớn.
Câu 9: Sự chuyển dịch cân bằng hoá học là
A. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
B. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học sang trạng thái không cân bằng do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
C. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của cân bằng lên các yếu tố bên ngoài.
D. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
Câu 10: Cho phản ứng sau là quá trình toả nhiệt: 2SO2(k)+O2(k)D 2SO3(k)  (1). Khi tăng nhiệt độ của hệ, thì cân bằng (1)
A. sẽ chuyển dịch từ trái sang phải.
B. sẽ không bị dịch chuyển
C. sẽ chuyển dịch từ phải sang trái
D. sẽ dừng lại.
Câu 11: Cho phản ứng sau đây: 2SO2(k)+O2(k)D 2SO3(k)  (2). Khi tăng áp suất của hệ, thì cân bằng (2)
A. sẽ chuyển dịch từ trái sang phải.
B. sẽ không bị dịch chuyển
C. sẽ chuyển dịch từ phải sang trái
D. sẽ dừng lại.
Câu 12: Phản ứng có sự giảm thể tích của bình làm cho cân bằng dịch chuyển cùng chiều với sự giảm nhiệt độ là
A. N2+O2D2NO,-Q (hay +ΔH).
B. CO2(k)+C(r)D2CO(k),+Q (hay -ΔH).
C. 2CO+O2D2CO2,+Q (hay -ΔH).
D. CO(k)+H2O(k)DCO2(k)+H2(k),+Q (hay -ΔH).
Câu 13: Các phản ứng hoá học diễn ra ở pha khí thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố áp suất. Vậy trong các cân bằng ở pha khí sau đây, trường hợp nào không bị dịch chuyển khi thay đổi áp suất của hệ là
A. N2+3H2D2NH3
B. 2NO+O2D2NO2
C. 2SO2+O2D2SO3
D. N2+O2D2NO
Câu 14: Trong hệ khí ở trạng thái cân bằng: A2+B2D2AB, sự tăng áp suất của hỗn hợp khí lên 4 lần có ảnh hưởng đến hệ cân bằng là
A. chuyển dịch theo chiều thuận.
B. không dịch chuyển.
C. chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. không xác định.
Câu 15: Trong hệ phản ứng: A+BDD+E. Sau khi cân bằng được thiết lập, nếu nồng độ của A được tăng lên 2 lần và của D được tăng lên 4 lần, thì cân bằng của phản ứng sẽ
A. chuyển dịch theo chiều thuận.
B. không dịch chuyển.
C. chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. không xác định.
Câu 16: Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất từ quặng pirit, trong quá trình đó có một giai đoạn thuận nghịch là 2SO2+O2D2SO3. Chất xúc tác sử dụng cho phản ứng trên là V2O5. Vậy, khi cho V2O5 vào hệ phản ứng trên thì cân bằng đó sẽ
A. chuyển dịch theo chiều thuận.
B. không dịch chuyển.
C. chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. không xác định.
Câu 17: Khi tăng nồng độ của các chất trong hệ phản ứng: N2+3H2D2NH3 lên 3 lần thì cân bằng đó sẽ
A. chuyển dịch theo chiều thuận.
B. không dịch chuyển.
C. chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. không xác định.
Câu 18: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2(k)+3H2(k)D2NH3(k). Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ của phản ứng thuận
A. giảm đi 2 lần.
B. tăng lên 2 lần.
C. tăng lên 8 lần.
D. tăng lên 6 lần.
Câu 19: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k)  D  2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ.
B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ.
D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 20: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k)  D 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 21: Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào
A. áp suất.
B. chất xúc tác.
C. nồng độ.
D. nhiệt độ.
Câu 22: Cho các cân bằng hoá học:
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 23: Cho cân bằng sau trong bình kín
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
A. Δ H > 0, phản ứng tỏa nhiệt.
B. Δ H < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
C. Δ H > 0, phản ứng thu nhiệt.
D. Δ H < 0, phản ứng thu nhiệt.
Câu 24: Cho các cân bằng sau:
Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằng
A. (4).
B. (2).
C. (3).
D. (5).
Câu 25: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 26: Cho các cân bằng sau:
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (2) và (4).
Câu 27: Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng sau 2NO + O2 = 2NO2 từ 100 lên 140oC, thì tốc độ của phản ứng tăng lên n lần. Biết rằng tốc độ của phản ứng tăng lên 2 lần khi nhiệt độ tăng 5oC. Giá trị của n là:
A. 256.
B. 128.
C. 512.
D. 16.
Câu 28: Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên từ 40 đến 80oC, thì tốc độ của phản ứng tăng lên n lần. Giá trị của n là (biết rằng, cứ tăng lên 10oC thì tốc độ của phản ứng tăng 2 lần)
A. 16.
B. 64.
C. 32.
D. 8.
Câu 29: Tốc độ của một phản ứng tăng lên 3 lần khi tăng nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng lên 10oC. Vậy nếu tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 30oC đến 80oC, thì tốc độ của phản ứng tăng lên:
A. 243.
B. 729.
C. 27.
D. 81.
Câu 30: Người ta cho N2 phản ứng với O2 ở nhiệt độ 3000oC trong một bình kín, nếu nồng độ ban đầu của N2 là 0,1 mol/l, sau 10 giây nồng độ của nó còn lại là 0,09 mol/l. Tốc độ của phản ứng tiêu thụ N2
A. 0,1 mol/l.s.
B. 0,001 mol/l.s.
C. 0,01 mol/l.s.
D. 0,0001 mol/l.s.
Câu 31: Khi thực hiện phản ứng: CO2 + H2 = CO + H2O, người ta thấy, ở thời điểm 80 giây sau khi bắt đầu phản ứng thì nồng độ của H2O là 0,25 mol/l, nhưng sau thời gian 2 phút nồng độ của H2O là 0,45 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng đó là
A. 0,5 mol/l.s.
B. 0,005 mol/l.s.
C. 0,0005 mol/l.s.
D. 0,05 mol/l.s.
Câu 32: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A.  2, 5.10-4 mol/(l.s).
B. 5, 0.10-4 mol/(l.s).
C. 1, 0.10-3 mol/(l.s).
D. 5, 0.10-5 mol/(l.s).
Câu 33: Để tăng tốc độ tạo thành NO2 theo phản ứng: 2NO + O2 = 2NO2 lên 1000 {\it lần}, thì cần tăng áp suất của hỗn hợp phản ứng lên
A. 5.
B. 10.
C. 50.
D. 100.
Câu 34: Khi giảm thể tích của hệ phản ứng: 2CO + O2 = 2CO2 xuống 3 lần, thì tốc độ của phản ứng tăng lên
A. giảm đi 3 lần.
B. tăng lên 81 lần.
C. tăng lên 27 lần.
D. giảm đi 9 lần.
Câu 35: Cho phản ứng CO(k)+H2O(k)DH2(k)+CO2(k) ở 850oC có hằng số cân bằng K = 1. Nếu nồng độ ban đầu của CO và hơi nước tương ứng bằng 1M và 3M thì tại cân bằng ở 850oC, nồng độ của CO là
A. 0,5M.
B. 0,375M.
C. 1M.
D. 0,25M.
Câu 36: Cho khí HI vào bình kín thì có quá trình phân huỷ 2HI(k)DH2(k)+I2(k). Nếu kn = 64kt, thì khi cân bằng đạt được phần trăm của HI bị phân huỷ là
A. 10%.
B. 15%.
C. 20%.
D. 25%.
Câu 37: Ban đầu người ta cho vào bình phản ứng hai chất khí H2 và I2 với nồng độ mol/l tương ứng đều là 0,02 mol/l. Khi cân bằng được thiết lập, nồng độ của khí HI là 0,03 mol/l. Hằng số cân bằng KC của quá trình đó là
A. 18.
B. 72.
C. 9.
D. 36.
Câu 38: Đối với phản ứng thuận nghịch A+BDC+D. Người ta đã lấy mỗi chất 1 mol, trộn với nhau. Sau khi cân bằng được thiết lập, trong hỗn hợp có 1,5 mol chất C. Hằng số cân bằng của phản ứng đó là
A. 9.
B. 3.
C. 6.
D. 18.
Câu 39: Trộn các chất A, B và C với nhau, mỗi chất 3 mol. Sau khi cân bằng 2A D B+C được thiết lập, trong hệ có 3,5 mol chất C. Hằng số cân bằng của cân bằng đó là
A. 3,0625.
B. 4,0625.
C. 6,0625.
D. 5,0625.
Câu 40: Ban đầu người ta cho vào bình phản ứng 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H_5OH. Nếu ở nhiệt độ thường hằng số cân bằng của phản ứng este hoá bằng 4, thì khi cân bằng đạt được số mol của este được tạo ra là
A. 1/3 mol.
B. 0,5 mol.
C. 2/3 mol.
D. 0,75 mol.
Câu 41: Cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac được thiết lập khi nồng độ của các chất trong phản ứng đó là: [N2] = 0,01 mol/l, [H2] = 2 mol/l, [NH3] = 4 mol/l. Nồng độ ban đầu của N2
A. 1,5M.
B. 2,15M.
C. 2,0M.
D. 2,01M.
Câu 42: Cân bằng của phản ứng sau CO+Cl2DCOCl2 được thiết lập ở nồng độ mol của các chất: [CO]=0,55M, [Cl2]=0,05M, [COCl2]=0,95M. Nồng độ ban đầu của CO là
A. 2,5M.
B. 2,0M.
C. 1,5M.
D. 3,0M.
 28.  Phản ứng :  CO(k) + CL2 (K) Û COCl2 (K) được thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ không đổi. Nồng độ ban đầu của CO và Cl2 bằng nhau và bằng 0,4 M.
       a.Tính hằng số cân bằng của phản ứng, biết rằng khi hệ đạt trạng thái cân băng thì còn lại 50% lượng khí CO ban đầu.
b. Sau khi cân bằng được thiết lập  ta thêm 0,1 mol CO vào 1 lít  hỗn hợp. Tính nồng độ mol các chất lúc cân bằng thứ hai được thiết lập.
29.  Cho cân bằng của:  CaCO3( r )Û CaO( r )+ CO2( K).
            Biết KC (820 C) = 4,23.10-3 ;  KC (880 C) = 1,06.10-2.
a)      Hỏi ở nhiệt độ nào hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn ?
b)      Nồng độ CO2 thu được ở 8800C bằng bao nhiêu lần lượng CO2 ở 8200C.
30.  Khi nung NO2 0,3M trong một bình kín tới một nhiệt độ nào đó cân bằng của phản ứng 
2NO2(K)Û 2NO(K) +O2 (K) được thiết lập. Lúc đó nồng độ của NO2 là 0,06M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.
31.  Hằng số cân bằng của phản ứng khử oxit sắt (II) bởi CO ở 10000C là 0,5
                        FeO(r)  +  CO (K)  Û  Fe(r)   + CO2(K)
Tính nồng độ các chất lúc cân bằng nếu nồng độ ban đầu của CO và CO2 lần lượt là 0,05 M và 0,01 M.
32.  Ở nhiệt độ nòa đó, xảy ra cân bằng 2HI Û I2 + H2 Lúc này hằng số cân bằng là 1/64. Tính phân trăm của HI bị phân hủy ở nhiệt độ này.
33.  Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50 % thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng Kc ở toC có giá trị là bao nhiêu?
DẠNG 2 : TỘC ĐỘ PHẢN ỨNG.
40.  Xét phản ứng Br2 + HCOOH ®  2HBr + CO2.
Lúc đầu  nồng độ của brom là 0,012 M, sau 50s nồng độ của brom là 0,01M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng?
41.  Tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần  khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 300oC? Cho biết hệ số nhiệt độ bằng 2.
42.  Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên 10oC, tốc độ của phản ứng sẽ tăng 2 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần  khi nâng nhiệt độ từ 25oC lên 75oC.
43.  Một phản ứng có hệ số nhiệt độ bằng 2. Nếu ở OoC phản ứng kết thúc trong 1024 ngày thì ở 300oC phản ứng bao lâu sẽ kết thúc.
44.  Để hòa tan hết một mẩu kẽm trong dung dịch axit HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẩu kẽm đó tan trong dung dịch axit nói trên ở 40oC trong 3 phút. Hỏi để hòa tan hết mẩu kẽm đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần bao nhiêu phút?
45.  Cho chất xúc tác MnO2 vào 100ml dung dich H2O2 sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng ( tính theo H2O2 ) trong 60 giây là bao nhiêu?

46.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét