Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

LÝ THUYẾT VÔ CƠ 10

LÝ THUYẾT VÔ CƠ 10

Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh

1.       Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 
 A. Nguyên tử khối     B. Độ âm điện         C. Năng lượng ion hóa      D. Bán kính nguyên tử
2.       Ion M2+ có cấu hình e: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB      B. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA   C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB      D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
3.       Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. 12, chu kì 3, nhóm IIA     B. 20, chu kì 4, nhóm IIA    C. 56, chu kì 6, nhóm IIA      D. 38, chu kì 5, nhóm IIA
4.       Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phảI là
A. F, O, Li, Na         B.Li, Na, O, F     C. F, Na, O, Li      D. F, Li, O, Na
5.       Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tinh phi kim từ trái sang phảI là
 A. P, N, F, O           B. N, P, O, F         C. P, N, O, F       D. N, P, F, O
6.       Cấu hình electron của X2+ là1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA.                 B. chu kì 4, nhóm IIA     C. chu kì 3, nhóm VIB                                  D. chu kì 4, nhóm VIIIB  
7.       Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl                      B. H2O                    C. NH3                      D. HCl    
8.       Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí cuả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:
         A. X có số thứ tự 17, chu kì 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 3, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
9.       Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.              B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.                             D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.    
10.    Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, F-, Ne.         B. Na+, F-, Ar.      C. Li+, F-, Ne.         D. K+, Cl-, Ar.
11.    Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hoá duy nhất. Công thức XY là
  A. AlN.                     B. MgO.                     C. LiF.                    D. NaF.
12.    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hìng electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với H2, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%                 B. 27,27%             C. 60,00%                   D. 40,00%
13.    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học
  A. sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2                          B. sục khí H2S vào dung dịch CuCl2             
  C. sục khí H2S vào dung dịch FeCl2                         D. cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội
14.    Cho biết các phản ứng xảy ra sau   2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3                          2NaBr + Cl2 →  2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.                          B. tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-.
C. tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.                                 D. tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn của Cl2.
15.    Cho các phản ứng sau:
 4HCl + MnO2   →  MnCl2 + Cl2 + 2H2O;       2HCl + Fe   →  FeCl2 + H2; 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
 6HCl + Al →  2AlCl3 + 3H2;      16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hoá là   A. 1                     B. 2                          C. 3                 D. 4
16.    Cho các phản ứng sau:
 Ca(OH)2 + Cl2    →  CaOCl2 + H2O;     2H2S + SO2     →        3S + H2O;      2NO2 + 2NaOH   →     NaNO3 + NaNO2 + H2O
          4KClO3 → KCl + 3KClO4;          O3  →   O2 + O
Số phản ứng oxi hoá khử là                  A. 5                             B. 2                         C. 3                         D. 4
17.    Cho các phản ứng sau:
 H2S + O2 (dư)    → khí X + H2O;          NH3 + O2 (8500C, Pt) →  khí Y + H2O;   NH4HCO3 + HCl  → khí Z + NH4Cl + H2O
Các khí X, Y, Z lần lượt là   A. SO2, NO, CO2.        B. SO2, N2, NH3       C. SO3, NO, NH3    D. SO3, N2, CO2    
18.    Cho các phản ứng sau:
  (1)  O3 + dung dịch KI   →;  (2)  F2 + H2O(t0) →;  (3)  MnO2 + HCl đặc(t0) →;  (4) Cl2 + dung dịch H2S →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là   A. (1), (3), (4).      B. (2), (3), (4).       C. (1), (2), (4).        D. (1), (2), (3).  
19.    Cho các phản ứng sau:
a)  FeO + HNO3 (đặc, nóng)  →; b)  FeS + H2SO4 (đặc nóng) →;  c)  Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng)   →;     d)  Cu + dung dịch FeCl3   →
e) CH3CHO + H2 (Ni, t0)  →;  f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 →;  g) C2H4 + Br2 →; h) glixerol + Cu(OH)2
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá khử là:
   A. a, b, c, d, e, h.                                   B. a, b, c, d, e, g.     C. a, b, d, e, f, h.                                    D. a, b, d, e, f, g.      
20.    Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
          (1)   AgNO3 + Fe(NO3)2    →   Fe(NO3)3 + Ag;        (2)   Mn + 2HCl    →     MnCl2 + H2
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
  A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.                  B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.   C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+.                  D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
21.    Trong phong thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.        B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. điện phân nóng chảy NaCl.                                                       D. Cho F2 đẩy Cl­2 ra khỏi dung dịch NaCl.
22.    Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử  FeS2 sẽ
  A. nhận 13 electron.                                B. nhận 12 electron.       C. nhường 12 electron.                                  D. nhường 13 electron.
23.    Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
   A. CaOCl2                           B. KMnO4                    C. K2Cr2O7                                      D. MnO2
24.    Dãy gồm các chất đều tác dung được với dung dịch HCl loãng là
   A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3                                                  B. FeS, BaSO4, KOH
   C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS                            D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO
25.    Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hoá và tính khử là
  A. 7                        B. 5                               C. 4                               D. 6
26.    Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là
  A. 3                      B. 4.                       C. 5.                         D. 6.
27.    Cho cân bằng hoá học:       2SO2 (k) + O2 ↔2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
   D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng

28.    Hơi Hg rất độc, bởi vậy khi làm vở nhiệt kế Hg thì chất bột được rắc lên Hg rồi gom lại là
 A. muối ăn.                B. cát.                 C. vôi sống                D. lưu huỳnh.
29.    Tổng số hạt cơ bản trong ion 3+ X la 37, trong đó các hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 9. Cấu hình electron của X là:
A.1s22s22p63s23p1               B. 1s2 2s2 2p63s2            C. 1s2 2s2 2p5              D. 1s2 2s2 2p6
30.    Ion X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH?
A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA.          B. Chu kỳ 3, nhóm IIA.    C. Chu kỳ 4, nhóm IA.  D. Chu kỳ 2, nhóm IIA.
31.    Từ hai đồng vị của cacbon là 12C, 14C và 3 đồng vị của oxi là 16O, 17O, 18O có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử khí cacbonic khác nhau?                                     A. 6.                              B. 12.                           C. 18. D. 9.
32.    Trong một phân nhóm chính của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào sau đây là đúng?
                   A. Số điện tích hạt nhân giảm dần.   B. Độ âm điện tăng dần.   C. Bán kính nguyên tử tăng dần.  D. Tính kim loại giảm dần.
33.    Cho 4 dung dịch đựng riêng biệt: KOH, H2SO4, NaCl, BaCl2.Thuốc thử duy nhất có thể nhận
biết được các dung dịch trên là:
A. Quì tím.                B. Dung dịch HNO3.                      C. Dung dịch HCl.               D. Dung dịch Na2CO3
34.    Có thể sử dụng chất nào sau đây để nhận biết khí N2 có chứa tạp chất H2S?
         A. NaOH.                    B. PbSO4.                     C. NH3.                        D. Cu.
35.    Dung dịch chứa hỗn hợp nào sau đây được gọi là nước Javen
A. NaCl + NaClO3.                       B. NaCl + NaClO2.        C. NaCl + NaClO.             D. CaOCl2+ CaCl2.  
36.    Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất là NaBr và NaI. Để thu được muối ăn tinh khiết người ta sục vào đó khí X đến dư, sau đó cô cạn. Khí X là                                                                        A. Cl2.                          B. F2.  C. O2.      D. HCl.
37.    Số nguyên tố trong các chu kì 2 và 5 lần lượt là
         A. 8 và 18.                  B. 8 và 8.                     D. 18 và 18.                D. 18 và 8.
38.    Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố phân nhóm A  nhóm II ?
A.Cấu hình electron hóa trị là ns2.                      B. Tinh thể các kim loại kiềm thổ đều có cấu trúc lục phương.
C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra.    D. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2.
39.    Phương trình hoá học nào sau đây đã được viết không đúng ?
A.3Fe + 2O2 ® Fe3O4  B. 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl    C.   2Fe + 3I2 ® 2FeI3         D. Fe + S ® FeS
40.    Trong dãy nào dưới đây, các chất đã không được xếp theo trật tự tăng dần độ mạnh tính axit từ trái sang phải ?
A.HClO, HClO2, HClO3, HClO4                 B.  HI, HBr, HCl, HF   C.  H3PO4, H2SO4, HClO4     D.  NH3, H2O, HF
41.    Đun nóng 0,3 mol bột Fe với 0,2 mol bột S đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng dung dịch HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng :
A.0,8046.                                       B.  0,7586.                            C.   0,4368.                           D.   1,1724.

42.    H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây:
A. Ag2O                                     B. PbS                                        C. KI                                          D. KNO2
43.    Trong công nghiệp người ta điều chế nước giaven bằng cách:
A. Cho khí Cl2 đi từ từ qua dung dịch NaOH, Na2CO3                           B. Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH                                                            D. Cho khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3
44.    Cho các phản ứng:
   Na2SO3 + H2SO4 → Khí X;         FeS + HCl → Khí Y;               NaNO2 bão hòa + NH4Clbão hòa  Khí Z               
KMnO4  Khí T                  Các khí tác dụng được với nước clo là:
A. X, Y, Z, T                             B. X, Y, Z                                  C. Y, Z                                       D. X, Y
45.    Phản ứng nào sau đây thu được kết tủa sau phản ứng:
A. Cho khí H2S vào dung dịch FeCl2.                                                        B. Cho dung dịch NaOH đặc, dư vào dung dịch Pb(NO3)2.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl và dung dịch Na[Cr(OH)4]           D. Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
46.    Cho cân bằng: H2 (K) + I2 (K) 2HI (K)  ∆H > 0.
Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng:
A. Áp suất                                 B. Nồng độ I2                           C. Nhiệt độ                                D. Nồng độ H2
47.    Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là:
A. dd (CH3COO)2Cu               B. dd I2 trong tinh bột             C. dd  đồng (II) glixerat          D. dd I2 trong xenlulozơ
48.    Cho các phản ứng:
(1) Cl2 + Br2 + H2O → ;  (2) Cl2 + KOH ; (3) H2O2 ; (4) Cl2 + Ca(OH)2 khan →;  (5) Br2 + SO2 + H2O →
Số phản ứng là phản ứng tự oxi hóa khử là: A. 4                         B. 3                         C. 2                         D. 5
49.    Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng, cân bằng nào sau đây không thay đổi?
A. 2CO(k) +O2(k) ` 2CO2(k)                                                    B. H2(k) + I2(k) ` 2HI(k)
C. N2(k) +3H2(k) ` 2NH3(k)                                                     D. 2SO2(k) + O2(k) ` 2SO3(k)
50.    Cho các chất: Na2SO3, CaSO3, Na2S, Fe(HCO3)2, NaHSO3, FeS. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với  H2SO4 đặc nóng có thể  tạo khí SO2?      A. 4.                           B. 6.                                           C. 3.                                            D. 5.
51.    Một nguyên tử X có tổng số hạt là 76. Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Ở trạng thái cơ bản, X có số electron độc thân là?       A. 4.                                           B. 5.                                            C. 3.                      D. 6.
52.    Cho các nguyên tử sau: 13X, 19Y và  20Z. Sự sắp xếp đúng với tính bazơ giảm dần của các hiđroxit là?
A. X(OH)3 > Z(OH)2 > YOH.                                                     B. YOH > Z(OH)2 > X(OH)3.
C. Z(OH)2 > X(OH)3 > Y(OH)2.                                                 D. Z(OH)2 > YOH > X(OH)3.
53.    Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 5.                                           B. 6.                                           C. 8.                                            D. 7.
54.    Cho các phản ứng:    (I) Fe + HCl   ;   (II) Fe3O4 + H2SO4 (đặc)      ;   (III)KMnO+ HCl   ; 
(IV) FeS2 + H2SO4 (loãng)  ;    (IV) Al + H2SO4 (loãng)  ;   Số phản ứng mà H+ đóng vai trò là chất oxi hoá là:
A. 3                                       B. 2                                       C. 4                                       D. 1
55.    Cho sơ đồ phản ứng sau X + H2SO4 (đặc, nóng)  Fe2(SO4)3    + SO2 + H2O; Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là
A. 4.                                           B. 6.                                           C. 5.                                            D. 7.
56.    Có 4 dung dịch loãng của các muối: BaCl2, ZnCl2, FeCl2, FeCl3. Khi sục khí H2S dư vào các dung dịch muối trên thì số trường hợp có phản ứng tạo kết tủa là A. 3.                                                  B. 2.                                            C. 1.                      D. 4.
57.    Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. 7                                            B. 8                                            C. 10                                          D. 9
58.    Có các nhận định sau:
1)Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
2)Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F  có điểm chung là có cùng số electron.
3)Khi đốt cháy ancol no thì ta có  n(H2O) : n(CO2)>1.         
4)Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N.             
5)Tính  bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. 
 Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14).
 Số nhận định đúng:     A. 3.                                        B. 5.                                        C. 4.                                        D. 2.
59.    Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O(3,44), Cl(3,16), Mg(1,31), C(2,55), H(2,2)
Trong các phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là
A. 2.                                           B. 3.                                           C. 1.                                            D. 4.
60.    Cho các chất và ion sau đây: NO2-, Br2, SO2, N2, H2O2, HCl, S. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là
A. 7.                                           B. 4.                                           C. 6.                                            D. 5.
61.    Cho  phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k)   2SO3(k) ; H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng  tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 1, 2, 5.                                   B. 2, 3, 5.                                   C. 1, 2, 3, 4, 5.                          D. 2, 3, 4, 5.
62.    Có 5 khí đựng riêng biệt trong 5 lọ là Cl2, O2, HCl, O3, SO2. Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt các khí:
A. Quỳ tím ẩm, dung dịch KI/hồ tinh bột, Cu đun nóng.
B. Dung dịch AgNO3, dung dịch KI/hồ tinh bột, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
C. Nhận biết màu của khí, dung dịch AgNO3, dung dịch KI, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
D. Dung dịch H2S, dung dịch AgNO3, dung dịch KI.
63.    Xét phản ứng: a FeS2   +  b H2SO4(đ, nóng)   " c Fe2(SO4)3   +  d SO2   +  e H2O.
Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học đã cân bằng. Hệ số d  là:
A. 11                                          B. 4                                            C. 15                                          D. 7
64.    Cho các phản ứng :
 (1) O3+ dung dịch KI           (2) F2+ H2O             ( 3) KClO3 (rắn) + HCl đặc      (4) SO2 +dung dịch  H2S     (5) Cl2 + dung dịch H2S     
 (6) NH3(dư) +Cl2     (7) NaNO2 ( bão hoà) +NH4Cl (bão hoà)   (8) NO2 + NaOH (dd)                 Số  phản ứng tạo ra đơn chất là.
A.4
B.5
C.7
D.6
65.    Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là
A. 4 chất                                   B. 5 chất                                   C. 3 chất                                    D. 2 chất
66.    Ở trạng thái cơ bản nguyên tử của nguyên tố X  có cấu hình electron mà phân lớp ngoài cùng là 4s1.  Số trường hợp thỏa mãn X là:
A. 2                                            B. 4                                            C. 3                                            D. 1
67.    Cho các chất sau. HBr, CO2, CH4, NH3, Br2, C2H4, Cl2, C2H2, HCl .Số chất mà phân tử  phân cực là.
A.4
B.5
C.7
D.6
68.    Ion M2+ có tổng số hạt proton, electron, nơtron, là 80. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Trong bảng tuần hoàn  M thuộc .
A.  Chu kì 4, nhóm VIIIB
B. Chu kì 4, nhóm VIIIA
C.  Chu kì 3 nhóm VIIIB
D. Chu kì 4, nhóm IIA

69.    Cho phản ứng  CO(k) + H2O(k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) + ∆H <0
Trong các yếu tố (1) Tăng nhiệt độ, (2) thêm lượng CO, (3) them một lượng H2, (4) giảm áp suất chung của hệ, (5) dung chất xúc tác. Số yếu tố làm thay đổi cân bằng là.
A.2
B.4
C.3
D.1
70.    Cho Cu vào dung dịch có chứa ion NO3- trong môi trường axít tạo thành dung dịch ion Cu2+, còn ion Cu2+  tác dụng với I- tạo thành Cu+. Tính oxi hóa trong môi trường axít của các ion được sắp xếp theo chiều giảm dần là:
A. Cu2+ > NO3-  > I-                  B. Cu2+ > I- > NO3-                   C. NO3- > Cu2+  > I-                  D. NO3 -  > I- > Cu2+
71.    Cho từng chất Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2,Fe(NO3)3, FeSO4,  Fe2(SO4)3 , FeCOlần lượt tác dụng với H2SO4 đặc nóng . Số phản ứng thuộc loại OXH –K là.
A.8
B.5
C.6
D.7
72.    Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều có liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết cho nhận (theo quy tắc bát tử)?
A. FeCl3, HNO3, MgCl2.                                                              B. H2SO4, NH4Cl, KNO2.
C. KNO3, FeCl3, NaNO3.                                                             D. NH4NO3, K2SO4, NaClO4.
73.    X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm A. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng với X, Y?
A. X, Y đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng                              B. Tính kim loại của X mạnh hơn Y
C. Năng lượng ion hóa của X nhỏ hơn của Y                          D. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y
74.    Cho cân bằng:   DH < 0. Để cân bằng trên chuyển dịch sang phải thì phải:
A. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ                                               B. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ
C. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ                                                D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ
75.    Sục clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr thì hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch có màu vàng                          B. Không có hiện tượng gì 
C. Dung dịch có màu nâu                            D. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng sau đó lại mất màu.
76.    Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
B. Phốt pho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử
C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.
D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.
77.    Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, S, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:
A. 4 chất                                   B. 2 chất                                   C. 3 chất                                    D. 5 chất
78.    Ion M2+ có cấu hình e: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB                                                         B. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA
C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB                                                         D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
79.    Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Zn(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r) , (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là :
A. (2), (3), (4)                            B. (2), (5), (6)                            C. (1), (4), (5)                            D. (1), (3), (6)
80.    Dùng muối iốt hàng ngày để phòng ngừa dịch bệnh bướu cổ. Muối iôt đó là:
A. I2  + NaCl                             B. NaCl + NaI                          C. NaCl + KI + KIO3               D. NaI3 + NaCl
81.    Cho phản ứng oxi hóa-khử sau : FeCl2  +   KMnO4  +  H2SO4   ®  …..  Vậy các chất sản phẩm là : (chọn phương án đúng nhất)
A. Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, Cl2, H2O                                    B. Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, HCl,  H2O
C. FeSO4, MnSO4 , K2SO4, FeCl3,  H2O                                    D. FeCl3,  Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4,  H2O
82.    Cấu hình electron các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là : [Ne]3s23p5; [Ar]3d104s24p4; [He]2s22p5; [Ne]3s23p4. Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải là :
A. Y, T, Z, X                             B. T, Y, X, Z                             C. Y , X, T, Z                             D. X, Y, Z ,T
83.    Dãy gồm các chất, ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là :
A. O3, Fe2+, FeCl2, CrO3                                                              B. NO2, Fe2+, Cl2, FeCl3, SO
C. FeO, H2S, Cu, HNO3                                                              D. HCl, Na2S, NO2, Fe3+
84.    Trong công nghiệp người ta điều chế nước giaven bằng cách:
A. Cho khí Cl2 đi từ từ qua dung dịch NaOH, Na2CO3.                          B. Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH                                                            D. Cho khí Cl2 vào dung dịch Na2CO3
85.    Phản ứng nào sau đây thu được kết tủa sau phản ứng:
A. Cho khí H2S vào dung dịch FeCl2.                                                        B. Cho dung dịch NaOH đặc, dư vào dung dịch Pb(NO3)2.
C. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl và dung dịch Na[Cr(OH)4]           D. Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
86.    Cho cân bằng: H2 (K) + I2 (K) 2HI (K)  ∆H > 0.Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng:
A. Áp suất                                 B. Nồng độ I2                           C. Nhiệt độ                                D. Nồng độ H2
87.    Để phân biệt SO2, CO2 và SO3 có thể dùng:
A. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Br2                                     B. Dung dịch Ba(OH)2, dung dịch thuốc tím
C. Dung dịch Br2, nước vôi trong.                                            D. Dung dịch BaCl2 và nước vôi trong
88.          Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản đường saccarozơ từ cây mía là:
A. nước gia-ven                            B. SO2.                                         C. Cl2.                                           D. CaOCl2.
89.    Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp : NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch X. Cho Br2 dư vào X được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được b gam chất rắn khan. Tiếp tục hoà tan b gam chất rắn khan trên vào nước được dung dịch Z. Cho Cl2 dư vào Z được dung dịch T. Cô cạn T thu được c gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2b = a + c. Phần trăm khối lượng của NaBr trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 7,3%                                     B. 4,5%                                     C. 3,7%                                      D. 6,7%
90.    Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hóa?
A. Cl2, H2O2, HNO3, H2SO4.   B. SO2, SO3, Br2, H2SO4C. Fe(NO3)3, CuO, HCl, HNO3     D. O3, Fe2O3, H2SO4, O2
91.    Cho khí H2S tác dụng với các chất: dung dịch NaOH, khí clo, nước clo, dung dịch KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dung dịch FeCl3, dung dịch ZnCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong đó lưu huỳnh bị oxi hóa lên S+6 là:
A. 7 - 2                                       B. 6 - 3                                       C. 6 -1                                        D. 6 -2
92.    Khí Cl2 tác dụng được với: (1) khí H2S; (2) dung dịch FeCl2; (3) nước Brom; (4) dung dịch FeCl3; (5) dung dịch KOH.
A. 1, 2, 4, 5                               B. 1, 2, 3, 4, 5                           C. 1, 2, 5                                    D. 1, 2, 3, 5
93.    Cho cân bằng sau : N2 + 3H2 2NH3, = -92,0 KJ.
Nếu nồng độ mol các khí N2, H2 giảm 3 lần thì tại cân bằng mới nồng độ mol của NH3 sẽ biến đổi bao nhiêu lần ?
A. Tăng 3 lần                           B. Giảm 9 lần                           C. Tăng 27 lần                         D. Giảm 3 lần
94.    Khi điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm, có thoát ra khí clo. Dùng hóa chất nào sau đây loại bỏ hoàn toàn khí clo thoát ra ?
A. Dung dịch NaOH                B. Dung dịch NH3                    C. Dung dịch KMnO4              D. Dung dịch Na2CO3
95.    Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết:
A. Cho nhận           B. Cộng hóa trị phân cực                                     C. Ion                     D. Cộng hóa trị không phân cực
96.    Cho các phản ứng:
(1) Cl2 + Br2 + H2O → ;   (2) Cl2 + KOH ; (3) H2O2 ;    (4) Cl2 + Ca(OH)2 khan →;   (5) Br2 + SO2 + H2O →
Số phản ứng là phản ứng tự oxi hóa khử là:
A. 4                                            B. 3                                            C. 2                                            D. 5
97.    Trường hợp nào sau đây không thỏa mãn quy tắc bát tử:
A. NH3, HCl                              B. CO2, SO2                               C. PCl5, SF6                               D. N2, CO
98.    Chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím:
A. HCl                                       B. SO3                                        C. H2S                                        D. SO2
99.    Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime
B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3
C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
D. Cacbon monooxit và silic đioxit là oxit axit
100.Cho sơ đồ phản ứng sau:                           X + H2SO4 (đặc, nóng)  Fe2(SO4)3    + SO2 + H2O
Số chất X trong chương trình phổ thông có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 7.                                           B. 6.                                           C. 5.                                            D. 4.



101.Có các sơ đồ phản ứng tạo ra các khí như sau:
MnO2  +  HClđặc  khí X + …   ;                                                              KClO3  khí Y + …;
NH4Cl(r)  +  NaNO2(r)   khí Z + …      ;                                           FeS  +  HCl  khí M + ...;
Cho các khí X, Y, Z , M tiếp xúc với nhau (từng đôi một) ở điều kiện thích hợp thì số cặp chất có phản ứng là:
A. 5.                                           B. 2.                                           C. 4.                                            D. 3.
102.Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết cho nhận (theo bát tử):
A. NaNO3, K2CO3, HClO3, P2O5.                                               B. NH4Cl, SO2, HNO3, CO.
C. KClO4, HClO, SO3, CO.                                                         D. NH4NO3, CO2, H2SO4, SO3.
103.Nguyên tử của nguyên tố X tổng số hạt electron trong các phân lớp p 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 6 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng:
A. X2Y.                                      B. XY2.                                      C. X2Y3.                                     D. X3Y2.
104.Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá khử ?
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O                         B. 4KClO3  → KCl + 3KClO4
C. 2Na2O2+ 2H2O → 4NaOH + O2                                                                                            D. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
105.Tổng số hạt electron trong các ion : HXY và XY lần lượt là : 42 và 50. Hai nguyên tố X, Y lần lượt là :
A. P, O                                       B. N, P                                       C. S, O                                        D. Si, O
106.Cho các chất tham gia phản ứng :
1. S + F2 ….            2. SO2 + H2S (dư) →……     3. SO2 + O2 (dư)     4. S + H2SO4 (đặc, nóng) →……    
5. H2S + Cl2(dư) +H2O →……    6. S + CrO3 →…….              Số phản ứng trong đó S bị oxi hóa lên mức oxi hóa +6 là :
A. 5                                            B. 3                                            C. 4                                            D. 2
107.Nhiệt phân các muối sau: (NH4)2Cr2O7, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl, BaSO4. Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử là:               A. 8 - 5                                      B. 7 - 4                                       C. 6 - 4                 D. 7 - 5
108.                        Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s ?
      A. 2.                                                B.12.                                               C. 9.                                                D. 1.
109.Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
      A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.           B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.                                                          C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.             D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
110.Cho phương trình hóa học:
a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 → x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O
 với a,b,c,x,y,z,t,u là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là
      A. 28.                                              B. 46.                                              C. 50.                                              D. 52.
111.Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau:
NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí).
Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ?
      A. HF và HCl.                               B. HBr và HI.                               C. HCl, HBr và HI.                      D. HF, HCl, HBr, HI.
112.Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào bị chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ ?
      A. N2(khí) + 3H2(khí) ↔ 2NH3(khí)                                                             B. 2SO3(khí) ↔ 2SO2(khí) + O2(khí)
      C. 2NO(khí) ↔ N2(khí) + O2 (khí)                                                                D. 2CO2(khí) ↔ 2CO(khí) + O2 (khí)
113.Cho các trường hợp sau:
      (1). O3 tác dụng với dung dịch KI.        (2). Axit HF tác dụng với SiO2.        (3). MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng. 
      (4). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2.     (5). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.
      (6). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.                                                                     (7). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
Số trường hợp tạo ra đơn chất là     A. 5.                                                B. 3.                                                C. 4.       D. 6.
114.Cho các cặp chất sau:
    (1). Khí Cl2 và khí O2.                    (2). Khí H2S và khí SO2.   (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.  (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
      (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.   (7). Hg và S.  (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.
      (9). CuS và dung dịch HCl.        (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
      A. 8                                                 B. 7                                                 C. 9                                                 D. 10
115.Người ta cho hỗn hợp khí A gồm: N2, H2 và NH3 vào bình kín dung tích không đổi ở 4200C , đến khi áp suất đạt đến trạng thái ổn định là p1. Sau đó đun nóng hỗn hợp lên 6000C, khi áp suất đạt đến giá trị ổn định là p2. Khối lượng của khí N2 ở áp suất p2 tăng lên so với khối lượng của N2 ở áp suất p1. Vậy, phản ứng: N2 + 3H2  2NH3 thuộc loại phản ứng:
A. thu nhiệt, ∆H < 0                  B. tỏa nhiệt, ∆H > 0                  C. tỏa nhiêt, ∆H < 0                  D. thu nhiệt, ∆H > 0
116.Loại liên kết (cộng hoá trị có cực, cộng hoá trị không cực, ion) có trong phân tử NH4NO3 là:
A. có cả liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion                                                B. chỉ có liên kết cộng hoá trị có cực
C. Có cả 3 loại liên kết: cộng hoá trị có cực, CHT không cực và liên kết ion    D. Chỉ có liên kết ion
117.Ở trạng thái cơ bản tiểu phân nào sau đây có thể có số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 ?
A. Ion âm (hay anion) B. Nguyên tử        C. Ion dương (hay cation) D. Cả ba loại tiểu phân: ion dương, ion âm, nguyên tử
118.Khí oxi thu được khi nhiệt phân các chất: H2O2, KClO3, KMnO4, KNO3. Khi nhiệt phân hoàn toàn m gam mỗi chất trên, thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn lớn nhất là:
A. H2O2                                        B. KMnO4                                   C. KClO3                                      D. KNO3
119.Nếu ở nhiệt độ 150oC một phản ứng kết thúc sau 2 phút. Hỏi ở 110oC thì phản ứng đó ( với lượng chất phản ứng như trên) sẽ kết thúc sau bao nhiêu phút. Biết tốc độ của phản ứng đó tăng lên 2 lần khi nhiệt độ tăng lên 10oC.
A. 16 phút                                   B. 32 phút                                   C. 8 phút                                     D. 64 phút
120.Để làm sạch khí clo khi điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần lượt qua các bình chứa:
A. Bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa dung dịch NaCl.           B. Bình (1) chứa dung dịch NaCl  và bình (2) chứa H2SO4 đặc
C. Chỉ cần qua bình đựng H2SO4 đặc                                                       D. Bình (1) chứa H2SO4 đặc và bình (2) chứa nước
121.Cho hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B thuộc nhóm chính liên tiếp, tổng số hiệu của chúng là 23, A thuộc nhóm V và đơn chất của A và B không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường. A và B là:
A. P và O2                                 B. N2 và S                                 C. N và S .                                 D. P và S


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét