Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

MUỐI NITRAT: M(NO3)n

 MUỐI NITRAT: M(NO3)n

Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hoc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh
I.                  PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN:
Muối của kim loại hoạt động: Kim loại trước Mg
M(NO3)n  → M(NO2)n + (n/2)O2
Muối của kim loại trung bình: Kim loại từ Mg đến Cu
M(NO3)n  →M2On + 2n NO2 + (n/2)O2          
Muối của kim loại yếu: Kim loại sau Cu (Ag, Hg...)
M(NO3)n →  M + NO2 + (n/2)O2   
(Khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm chính là khối lượng khí thoát ra).
Ví dụ 1: Nhiệt phân 60,6 gam muối KNO3 một thời gian được 54,2 gam chất rắn X. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Hướng dẫn giải:
nKNO3 = 0,6 mol;
2KNO3 → 2KNO2 + O2
0,4              0,4          0,2
    mO2 = 60,6 – 54,2 = 6,4 gam; nO2 = 0,2 mol
   Chất rắn X: 0,4 mol KNO2; 0,2 mol KNO3
  %mKNO2 = x100% = 62,73%; %mKNO3 = 100 – 62,73 = 37,27%
Ví dụ 2: Nung 37.6 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 26.8 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân.
Hướng dẫn giải
nCu(NO3)2 =  = 0,2 mol; Đặt nCu(NO3)2phản ứng = x mol

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
      x                            2x         0,5x

mhh khí = 46*2x + 32*0,5x = 37,6 – 26,8; x = 0,1 mol
Hiệu suất phản ứng: H =  = 50%
II.               MUỐI NITRAT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT:
Trong môi trường axit, NO3- của muối nitrat có tính oxi hóa tương tự HNO3 loảng, sản phẩm khử tạo thành là khí NO
Bài tập loại này gồm các dạng:
-      Dung dịch hổn hợp (HNO3, H2SO4, HCl) + KL, Muối, Oxit
-      Dung dịch hổn hợp (H2SO4, HCl, NaNO3) + KL, Muối, Oxit
Qúa trình nhận e:      4H+ + NO3- + 3e → NO +2H2O
Dựa vào số mol H+, NO3- Þ ne nhận. So sánh ne cho, tính toán
Ví dụ 3: Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
Hướng dẫn giải:
nHNO3 = 0,12 mol; nH2SO4 = 0,06 mol; nH+ = 0,12 + 0,06x2 = 0,24 mol
nNO3- = 0,12 mol
Nhận e:       4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
                        0,24   0,04   0,18     0,06
     Cho e:                   Cu → Cu2+ + 2e
                                  0,1              0,2
ne cho = 0,2 > ne nhận = 0,18 ÞCu dư Þ VNO = 0,06x22,4 =1,344 lít
Ví dụ 4: Hòa tan 0,15 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
Hướng dẫn giải:
nHNO3 = 0,12 mol; nH2SO4 = 0,24 mol; nH+ = 0,12 + 0,24x2 = 0,6 mol
Nhận e:                 4H+ + NO3- + 3e → NO +2H2O
                                   0,48  0,12   0,36     0,12
     Cho e:                   Cu → Cu2+ + 2e
                                  0,15            0,3
ne cho = 0,3 < ne nhận = 0,36 ÞCu hết, NO3-
4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O       
                                                      0,3     0,1
VNO = 0,1x22,4 = 2,24 lít
Ví dụ 5: Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại (biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
Hướng dẫn giải:
nNO3- = 0,01x3 = 0,03 mol; nH+ = 0,15 mol
Nhận e:
4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
                        0,12   0,03   0,09     0,03
                   Fe3+ + 1e → Fe2+
                   0,01   0,01
Cho e:              Cu → Cu2+ + 2e
                        0,05            0,1
mCu = 0,05x64 = 3,2 gam  
          Ví dụ 6: Cho 1,92 gam đồng vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M, thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 15 và thu dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong dung dịch A.
Hướng dẫn giải:
Mkhí = 15x2 = 30 Þkhí NO
nCu =  = 0,03 mol; nKNO3 = 0,016 mol; nH2SO4 = 0,04 mol
nNO3- = 0,016 mol; nH+ = 0,08 mol;
Nhận e:
4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
          0,08      0,016     0,048
Cho e:    Cu → Cu2+ + 2e
              0,03            0,06
ne cho = 0,06 > ne nhận = 0,048 → Cu dư
Cuphản ứng → Cu2+ + 2e
              0,024          0,024   0,048
nH+ phản ứng = 0,064 molÞ nH+ dư = 0,08 – 0,064 = 0,016 mol
dd A + dd NaOH:
                   H+ + OH- → H2O
               0,016      0,016
                   Cu2+ +2OH- → Cu(OH)2
               0,024     0,048
     nOH- = 0,016 + 0,048 = 0,064 mol; VddNaOH =  = 0,128 lít = 128 ml
Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Tính thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc.
Hướng dẫn giải:
Fe3O4  FeO.Fe2O3
Sơ đồ phản ứng
0,1 mol Fe
0,1 mol Fe2O3
0,1 mol Fe3O4
0,1 mol FeO
0,3 mol Fe2+
0,4 mol Fe3+
0,7 mol Fe3+
Cho e:         Fe2+ → Fe3+ + 1e
                   0,3                  0,3
Nhận e:       4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
                             0,1     0,3     0,1
VNO = 0,1x22,4 = 2,24 lít; nNO3- = 0,1 mol
Þ nCu(NO3)2 = 0,05 mol; Vdd Cu(NO3)2 =  = 0,05 lít = 50 ml
Ví dụ 8: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 0,2 mol NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 0,08 mol khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 0,13 mol Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là
Hướng dẫn giải
Fe  ddX  ddY  Fe2+, Cu2+
Ta xem Fe và Cu cùng phản ứng với dung dịch (H+, NO3-) giải phóng tổng số mol khí NO là 0,28 mol (sau phản ứng Fe về Fe2+)
Nhận e:       4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
                                            0,84   0,28
Cho e:         Fe → Fe2+ + 2e
                         x                  2x
                        Cu → Cu2+ + 2e
                        0,13               0,26
Ta có: 2x + 0,26 = 0,84; x = 0,29 mol; mFe = 16,24 gam
Ví dụ 9: Cho hỗn hợp X gồm Fe Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch H2SO4 loãng dư được 1,12 lít H2 (0oC, 2 atm), dung dịch A và chất không tan B. Để oxi hoa hỗn hợp sau phản ứng cần thêm vào bình 10,1 gam KNO3. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được khí NO và dung dịch C. Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch C cần 200 ml dd NaOH 1M. Tính % khối lượng hỗn hợp kim loại và C% của dung dịch H2SO4 biết Ddd H2SO4 = 1,25 g/ml.
Hướng dẫn giải:
nH2 =  0,1 mol; nKNO3 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol
Cho X vào bình H2SO4:                 
Fe +2H+ → Fe2+ + H2
                                      0,1    0,2     0,1       0,1
Cho KNO3 vào bình:
          Cho e:         Fe2+ → Fe3+ + e
                                  0,1                 0,1
                                  Cu → Cu2+ + 2e
                                   x                2x
Nhận e:       4H+ +          NO3- + 3e → NO  +2H2O
                                      0,4     0,1      0,3      0,1
                    Ta có: 0,1 +2x = 0,3Þ x = 0,1 mol
ÞmFe = 5,6 g; mCu = 6,4 gam
%mFe = *100% = 46,67%;        %mCu = 100 – 46,67 = 53,33%
Trung hòa ddC :
                             H+ + OH- → H2O
                             0,2    0,2
          nH+ = 0,2 + 0,4 + 0,2 = 0,8 mol;
ÞnH2SO4 = 0,4 mol; mH2SO4 = 0,4*98 = 39,2 gam
Þ mdd H2SO4 = V*D = 200*1,25 =250 gam
C%H2SO4 = *100% =15,68%

3 nhận xét:

  1. chào thầy , hii, lâu lắm mới gặp thầy không biết thầy có nhận ra em không? hàng xóm cũ đồng môn

    Trả lờiXóa
  2. chào thầy , hii, lâu lắm mới gặp thầy không biết thầy có nhận ra em không? hàng xóm cũ đồng môn

    Trả lờiXóa
  3. hi chào em thầy nhớ em rùi ( mà em là ai nhỉ ?? )

    Trả lờiXóa