Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU

 

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU

Ths Nguyễn Quốc Việt 
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại hc môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh
1.      Đối tượng của hóa học hữu cơ là các hợp chất hữu cơ
2.      Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C ( trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat,CN-)
Ví dụ:  CH4, C2H4, C2H2, C6H6, (hidrocacbon); C2H5OH, CH3COOH ( dẫn xuất của hiđrôcacbon)
3.      Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
Thành phần nguyên tố  nhất thiết phải có C, thường có H, hay gặp O, N, đến halogen, S, P …
Liên kết hóa học chủ yếu lk cộng hoá trị.
Tính chất vật lý: Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi ít bền đối với nhiệt và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Phản ứng hóa học: Các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.
4.      Phân loại hợp chất hữu cơ:
Hợp chất hữu cơ được phân thành 2 loại hidrocacbon dẫn xuất của hidrocacbon.
Hidrocacbon do 2 nguyên tố C, H tạo nên  gồm
-          Hiđrocacbon no (CH4, C2H6…)
Ankan:                        CnH2n+2                        n ≥ 1
Xicloankan:     CnH2n               n ≥ 3
-          Hiđrocacbon chưa no (C2H4, C2H2…)
Anken:            CnH2n               n ≥ 2
Ankadien:       CnH2n-2             n ≥ 3
Ankin:             CnH2n-2             n ≥ 2
-          Hiđrocacbon thơm (C6H6, C7H8…)
Dẫn xuất của hidrocacbon ngoài C, H còn có những nguyên tố khác O, N, Cl, S…
Ví dụ: C2H5OH, HCHO, CH3COOH…những nhóm -OH, -CHO, -COOH, -NH2 gọi là những nhóm chức quyết định TCHH của hợp chất hữu cơ.
5.      Phân biệt các công thức
Công thức tổng quát:                         Ví dụ  CxHyOzNcho biết số nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Công thức thực nghiệm:         Ví dụ  ( CH2O)n (n : số nguyên dương) cho biết tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử n³1.
Công thức đơn giản nhất:       Ví dụ  CH2O bỏ n ® CT thực nghiệm ® CT đơn giản nhất
Công thức phân tử C2H6O cho biết số nguyên tố, số nguyên tử trong phân tử, tính được M.
Công thức cấu tạo:  ngoài ý nghĩa giống công thức phân tử còn cho biết liên kết giữa các nguyên tử từ đó cho biết tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ      Ví dụ: CH3-CH2-CH2-CH(CH3)-CH2-OH

Công thức tổng quát của hidrocacbon:

CxHy hoặc CnH2n+2-2k (trong đó k là độ bất bão hòa(*) của phân tử, k³0 nguyên)

Số nguyên tử H luôn là số chẵn Þ khối lượng của hyđrôcacbon luôn là số chẵn.

Độ bất bảo hòa của CxHyD = ∏ + V =
Ví dụ: C6H6                        D = ∏ + V =  = 4
    C4H6                        D = ∏ + V =  = 2
6.      Phân tích nguyên tố: Chuyển các nguyên tố trong chất hữu cơ thành các chất vô cơ, từ đó định tính và định lượng.
7.      Thiết lập công thức phân tử chất A có dạng CxHyOzNt
Cách 1:    Þ
Cách 2:     Þ x : y : z : t =  :  :  :
Cách 3:   Qua CT thực nghiệm (CaHbOdNd)n, khi biết MA suy ra n.
Cách 4:    Phương pháp thể tích (phản ứng cháy)
Các bước tìm công thức phân tử
B1. Phân tích nguyên tố
Dùng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng
A (C, H, O, N)  + O2  CO2 + H2O + N2
Bảo toàn cacbon           
Bảo toàn hiđro            
Bảo toàn nitơ              
Bảo toàn oxy              
Cũng thể dựa vào công thức
B2. Thiết lập công thức đơn giản
Sau khi xác định số mol mỗi nguyên tố; xác định công thức đơn giản
Đặt công thức của A là CxHyOzNt
Ta có
 trong đó a : b : c : d là tỉ lệ nguyên tối giản
CTĐG của A là CaHbOcNd, công thức phân tử của A có dạng (CaHbOcNd)n với n ³ 1 nguyên.
B3. Dựa vào khối lượng mol phâm tử (MA) Þ n
8.      Thuyết cấu tạo hóa hoc:  Có ba luận điểm chính
Trong phân tử hợp chất hữu cơ:
-           Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và một thứ tự nhất định gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi cấu tạo hóa học sẽ tạo ra chất mới.
Ví dụ: C2H6O có hai công thức cấu tạo sau CH3  - CH2 - OH (rượu etylic), CH3-O-CH3 (Đimetyl ete)
-          Các nguyên tử cacbon không những liên kết với các nguyên tử khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon ( mạch không nhánh, mạch nhánh, mạch vòng )
-          Tính chất của hợp chất hữu cơ  phụ thuộc vào thành phần phân tử ( bản chất, số lượng nguyên tử, và cấu tạo hoá học ).
9.      Đồng đẳng, đồng phân:
9.1  Đồng đẳng  là hiện tượng các hợp chất hữu cơ có cùng công thức tổng quát, có đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử của chúng hơn kém nhau 1 bội số nhóm CH2
Ví dụ:  dãy đồng đẳng của mêtan gồm CH4, C2H6, C3H8, C4H10, …CTTQ là CnH2n+2
9.2  Đồng phân:  là hiện tượng các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau nên tính chất khác.
Có các loại đồng phân là đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học
            Đồng phân cấu tạo: Có ba loại
              Đồng phân mạch cacbon:       Ví dụ   CH3CH­2CH2CH3 và CH3CH(CH3)CH3 
Đồng phân nhóm chức:                      Ví dụ   CH3CH2OH  và CH3OCH3
Đồng phân vị trí nhóm chức:             Ví dụ   CH3CH2CH­2OH và CH3CH(OH)CH3
            Đồng phân hình học là đồng phân hỉnh thành do sự bố trí trong không gian của các nhóm nguyên tử (nguyên tử)
Cách viết đồng phân:
            B1. Tính độ bất bảo hòa để xác định số vòng và số liên kết pi.
            B2. Viết mạch cacbon dài nhất
            B3. Cắt ngắn mạch dần và gắn nhánh, thay đổi vị trí nhánh
B4. Viết các đồng phân vị trí nhóm chức, liên kết pi, lưu ý tính đối xứng của mạch cacbon.

Cách gọi tên các chất hữu cơ
            Nhớ tên 10 ankan mạch không nhánh đầu tiên
Tên Ankan:           CnH2n + 2  ( n ³ 1)
                 n= 1     ®  CH4            Metan
                 n= 2     ®  C2H6           Etan
                 n= 3     ®  C3H8           Propan
                 n= 4     ®  C4H10         Butan
                 n= 5     ®  C5H12         Pentan
                 n= 6     ®  C6H14         Hecxan
                 n= 7     ®  C7H16         Heptan
                 n= 8     ®  C8H18         Octan
                 n= 9     ®  C9H20         Nonan
                 n=10    ®  C10H22        Decan
            B1: Chọn mạch cacbon dài nhất làm mạch chính (ưu tiên mạch có chứa nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhánh)(**)
            B2: Đánh số thứ tự từ đầu gần nhánh nhất.
            B3: Đọc tên
MỘT SỐ TÊN IUPAC CHO DÙNG
(CH3)2CHCH3                          iso-Butan
(CH3)4C                                   neo-Pentan
(CH3)2CHCH2CH3                    iso-Pentan                   
(CH3)2CHCH2CH2CH3             iso-Hexan
(CH3)2CH-                               iso-Propyl                   
CH3CH2CH(CH3)-                    sec-Butyl
(CH3)2CHCH2-                         iso-Butyl                                 
(CH3)3C-                                  tert-Butyl
Trật tự đọc tên nhánh: halogen, –NO2, –NH2 , ankyl (a,b,c)
10.  Liên kết cộng hóa trị
Liên kết xich ma  là liên kết được hình thành do sự xen phủ trục, trục liên kết trùng với trục nối hai hạt nhân của nguyên tử tạo liên kết.
Liên kết pi  là liên kết được hình thành do sự xen phủ bên, trục liên kết không trùng trục nối hai hạt nhân.
Liên kết đôi  là liên kết được hình thành do hai cặp electron dùng chung, gồm 1 liên kết xíchma, 1 liên kết pi.
Liên kết ba  là liên kết được hình thành do ba cặp electron dùng chung gồm 1 liên kết xíchma , 2 liên kết pi.
11. Các quy tắc phản ứng
Quy tắc thế trong ankan
Quy tắc thế trong vòng benzene
Quy tắc cộng Maccopnhicop
Quy tắc tách Zaixep.
BÀI TẬP

1.      Xác định công thức phân tử chất A có thành phần 54,5%C; 9,1%H; 36,4% O và 0,88 gam hơi chiếm thể tích 224 ml (ở đktc)                      
A. C2H4O.                    B. C2H6O.                    C. C4H8O2.                   D. C4H10O2.
2.      Xác định công thức phân tử chất A có thành phần 51,3%C; 9,4%H; 27,3% O; 12% N và có tỉ khối hơI so với không khí là 4,05                              
A. C5H9O2N.                B. C5H10O2N.               C.  C5H11O2N.              D.  C5H12O2N. 
3.      Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là
            A. C4H10O.                   B. C3H6O2.                   C. C2H2O3.                   D. C5H6O2.
4.      Hợp chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với H2 là 37. Y tác dụng được với Na, NaOH và tham gia phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của Y là           
A. C4H10O.                   B. C3H6O2.                   C. C2H2O3.                   D. C4H8O.
5.      Hỗn hợp A gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong A là  
      A. C3H6 và 4.               B. C2H4 và 5.               C. C3H8 và 4.               D. C2H6 và 5.
6.      Trộn một hiđrocacbon X với lượng O2 vừa đủ được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1. Đốt cháy hết X, tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4oC và áp suất P1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0oC, áp suất P1.
            A. C4H10.                     B. C2H6.                       C. C3H6.                       D. C3H­8.
7.      Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2; 1,215 gam H2O và 168ml N2 (đktc). Tỷ khối hơi của A so với không khí  không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là
A. C7H9N.                    B. C6H7N.                    C. C5H5N.                    D. C6H9N.
8.      Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất A thu được 2,65 gam Na2CO3; 2,26 gam H2O và 12,1 gam CO2. Công thức phân tử của A là
            A. C6H5O2Na.              B. C6H5ONa.                C. C7H7O2Na.              D. C7H7ONa.
9.      Đốt cháy hoàn toàn 1,88g A  (chứa C, H, O ) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và  H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4:3. Công thức phân tử của A là     
A. C4H6O2.                   B. C8H12O4.                  C. C4H6O3.                   D. C8H12O5.
10.  Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 2,2 gam CO2; 0,9 gam H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam AgCl. Công thức phân tử của hợp chất đó là
            A. C2H4Cl2.                  B. C3H6Cl2.                              C. CH2Cl2.       D. CHCl3.
11.  Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được13,44 lít (đktc) hỗn hợp  CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là
            A. C2H7O2N.                B. C3H7O2N.                            C. C3H9O2N.    D. C4H9N.
12.  Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 dựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là        
      A. C3H6O2.                   B. C4H6O2.                               C. C4H6O4.       D. C3H4O4.
13.  Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Tổng số liên kết  trong phân tử metylơgenol là: (Công thức tính số liên kết pi của hợp chất CxHyOz là: số liên kết pi = (2x-y+2)/2).
          A. 5                           B. 4                                          C. 6                  D. 3
14.  Phân tích a(g) chất hữu cơ A thu được m(g) CO2 và n(g) H2O. Cho biết m = 22n/9 và a = 15(m+n)/31. Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi (d) của A đối với không khí thì 2 < d <3.
         A. C3H6O                        B. C3H6O2                                    C. C2H4O2                       D. C2H4O
15.  Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C,H,O) bằng 1,0976 lít khí O2(ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O , 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng: 3<dx < 4.
         A. C3H4O3             B. C3H6O3                       C. C3H8O3                       D. C3H8O2
16.  Cho 2 chất hữu cơ X, Y (gồm C, H, O) đều có chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khi đốt cháy 0,02mol hỗn hợp X, Y cần 0,05mol oxi. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của X.M của hai chất X và Y lần lượt bằng:
        A. 60 và 90            B. 30 và 45                     C. 40 và 60                     D. 80 và 120
17.  Đốt cháy chất hữu cơ A (chứa C, H, O) phải dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có trong A và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng là 22/9. Xác định công thức phân tử của A biết rằng A chỉ chứa 1 nguyên tử oxi :
        A. C2H4O                B. CH2O                         C. C3H6O                        D. C4H8O
18.  Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là:
      A. C4H10O.                  B. C3H6O2.                              C. C2H2O3.                  D. C5H6O2.
19.  Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là
       A. C2H6.                      B. C2H6O.                                C. C2H6O2.                  D. C2H4O.
20.  Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 at. X có công thức phân tử là
       A. C4H8O2.                  B. C3H6O2.                              C. CH2O2.                   D. C2H4O2.
21.  Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
        A. C2H5O2N.               B. C3H5O2N.                           C. C3H7O2N.               D. C2H7O2N.
22.  Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no 2 lần thu được 1,2 mol CO2. Công thức phân tử của axit đó là
              A. C6H14O4.                 B. C6H12O4.                             C. C6H10O4.                 D. C6H8O4.
23.  Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau; đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là
          A. C2H6O.                   B. C4H8O.                                C. C3H6O.                   D. C3H6O2.
24.  Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4O.                   B. C3H6O.                                C. C4H8O.                   D. C5H10O.
25.  Đốt cháy hoàn toàn 4,3gam một chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7g; bình 2 thu được 21,2g muối. Công thức phân tử của A là
A. C2H3O.                   B. C4H6O.                                C. C3H6O2.                  D. C4H6O2.
26.  Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của B là
A. C2H7N.                   B. C3H9N.                                C. C4H11N.                  D. C4H9N.
27.  Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A (CxHyO) với O2 vừa đủ để đốt cháy hợp chất A ở 136,5oC và 1 atm. Sau khi đốt cháy, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm. Mặt khác, khi đốt cháy 0,03 mol A lượng CO2 sinh ra được cho vào 400 ml dd Ba(OH)2 0,15M thấy có hiện tượng hoà tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml dd Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư. Công thức phân tử của A là
A. C2H4O.                   B. C3H6O.                                C. C4H8O.                   D. C3H6O2.
28.  Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X cần vừa đủ 0,616 lít O2. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm: CO2, N2 và hơi H2O. Làm lạnh để ngưng tụ hơi H2O chỉ còn 0,56 lít hỗn hợp khí Z (có tỉ khối hơi với H2 là 20,4).Xác định công thức phân tử X. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc.
        A. C2H5ON             B. C2H5O2N                    C. C2H7ON                     D. C2H7O2N
29.  Đốt cháy hoàn toàn 1,12g chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 3,36g. Biết rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần số mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử):
         A. C3H8O               B. CH2O                         C. C4H10O                       D. C3H6O
30.  Khi phân tích a(g) chất hữu cơ A chứa C, H, O thấy tổng khối lượng 2 nguyên tố cacbon và hiđro là 0,46g. Nếu đốt cháy hoàn toàn a(g) chất A cần vừa đủ 0,896 lít O2 (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy chúng bị hấp thụ hoàn toàn và khối lượng bình chứa tăng thêm 1,9g. Công thức phân tử của A là :
        A. C6H6O2              B. C6H6O                        C. C7H8O                        D. C7H8O2
31.  Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 112 cm3 N2 (đkc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2g kết tủa trắng.Công thức phân tử của A là :
        A. C4H14N2                        B.C2H7N                   C. C2H5N              D. Không xác định được
32.  Đốt cháy hoàn toàn 1,48g chất hữu cơ A dùng 2,016 lít oxi (đktc) thì thu được hỗn hợp khí có thành phần như sau: VCO2 = 3VO2 và mCO2 = 2,444mH2O. Tìm công thức phân tử của A biết khi hoá hơi 1,85g A chiếm thể tích bằng thể tích của 0,8g oxi ở cùng điều kiện.
A. C4H10O              B. C2H2O3                        C.C3H6O2                               D. C2H4O2
33.  Đốt cháy hoàn toàn 18g  chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 thu được CO2 và hơi nước có tỷ lệ thể tích = 3: 2. Xác  định CTPT của A?.
        A. C4H6O2              B. C3H4O2                       C. C3H4O                        D. C4H6O
34.  Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của X.
       A. C3H9N                 B. C3H7O2N                    C. C2H7N                        D. C2H5O2N
35.  Đốt cháy 0,282 gam hợp chất A và cho sản phẩm sinh ra làn lượt qua các bình đựng CaCl2 và KOH thấy bình đựng CaCl2 tăng 0,194 gam còn bình KOH tăng 0,8 gam. Mặt khác đốt 0,186 gam chất đó sinh ra 22,4 ml N2 (ở đktc). Công thức phân tử của A là                          
A. C6H7N.                                B. C6H8N.                  C. C6H7ON.            D. C6H7O2N.
36.  Đốt cháy hết 1,88 ;gam chất A (chứa C, H, O) cần lượng vừa đủ 1,904lít O2 (ở đktc) thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Công thức phân tử cuả A là     
      A. C4H6O2                    B. C8H12O5.                C. C8H6O5.                 D. C7H16O6    
37.  Đốt cháy hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thấy VA:VO2:VCO2:VH2O=0,25:1,375:1:1. Công thức phân tử của A là
      A. C4H8O2.                   B. C3H6O2.                               C. C4H6O2           D. C4H8O.
38.  Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X (chứa C, H, O) cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức phân tử của X là               
A. C6H12O6.                 B. C12H22O11.               C. C2H4O2.                   D. CH2O.
39.  Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y (chứa C, H, O) cần 0,3 mol O2 tạo ra 0,2 mol  CO2 và 0,3 mol H2O. Công thức phân tử của Y là        
      A. C2H6O.                    B. C2H6O2.                               C. CH4O.                     D. C3H6O.
40.  Đốt cháy m gam hiđrocacbon X thu được m gam H2O. Công thức cấu tạo của X là (biết 160 < MA < 170)
      A. C12H18.                    B. C12H16.                    C. C11H20                      D. C13H22.
41.  Hổn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức CnH2nO2 và 0,1 mol chất Y có công thứcCmH2mO3. Cho hổn hợp A vào bình kín dung tích 5,6 lít chứa O2 ở 00C và 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết các chất X, Y và làm lạnh bình tới 00C thấy áp suất  bình vẫn không đổi (2 atm). Biết thể tích chất rắn không đáng kể, CO2 không tan vào nước. Nếu cho khí trong bình qua dung dịch NaOH thì bị hấp thụ hoàn toàn. Xác định n và m         

     A. n = 1; m = 2.            B. n = m = 2.                C. n = 3; m = 2.            D. n = 2; m = 3.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét