CÁC CHUYÊN ĐỀ LTĐH HỮU CƠ 12
Ths Nguyễn Quốc Việt
Tel: 0916505381 or 0983505381
Nhận luyện thi Đại học môn Hóa 8, 9, 10, 11, 12
Tại Thành Phố Hà Tĩnh
CHUYÊN ĐỀ 10 : ESTE - LIPIT
Câu 286. Mệnh đề không đúng
là:
A. CH3CH2COOCH=CH2
tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
B. CH3CH2COOCH=CH2
tác dụng được với dung dịch Br2.
C. CH3CH2COOCH=CH2
có thể trùng hợp tạo polime.
D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
Câu 287. Số đồng phân este ứng với công
thức phân tử C4H8O2 là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 2.
Câu 288. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo,
có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng
được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 1. B.
3. C.
4. D. 2.
Câu 289. Phát biểu đúng là:
A. Phản
ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B.
Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu
được sản phẩm cuối cùng là muối và (ancol).
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 290. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức
luôn là một số chẵn.
B. Sản
phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có
cùng phân tử khối.
D. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng
thành chất béo rắn.
Câu 291. Cho glixerin
trioleat (hay triolein)
lần lượt vào
mỗi ống nghiệm
chứa riêng biệt:
Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung
dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 5. B.
2. C. 4. D. 3.
Câu 292. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được
với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2
(cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X
thì thể tích khí CO2 thu được
vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. HOOC-CHO. C. CH3COOCH3. D. O=CH-CH2-CH2OH.
Câu 293. Hai este đơn chức X và Y là đồng
phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng
thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở
cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
Câu 294. Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn
chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít
khí O2 (ở đktc), thu được
6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối
và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C2H4O2 và C3H6O2. B. C2H4O2 và C5H10O2. C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C3H4O2 và C4H6O2.
Câu 295. Khi đốt cháy hoàn toàn một este
no, đơn chức thì số mol CO2
sinh ra bằng số mol O2
đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. metyl axetat. B.
etyl axetat. C. metyl fomiat. D. n-propyl axetat.
Câu 296. Este X có các đặc điểm
sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;.
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng
gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong
X).
Phát biểu không đúng
là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2
mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
D. Đun
Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
Câu 297. Một este có công thức phân tử là
C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu
tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-C(CH3)=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-COO-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 298. Thủy phân este có công thức phân
tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ
X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. etyl
axetat. B. axit
fomic. C. rượu
etylic. D. rượu
metylic.
Câu 299. Xà phòng hoá một hợp chất có công
thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được
glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba
muối đó là:
A. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. B. CH2=CH-COONa, HCOONa và
CH≡C-COONa.
C. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa
và HCOONa.
Câu 300. Este X không no, mạch hở, có tỉ
khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một
anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có
bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 5. B.
4. C. 2. D. 3.
Câu 301. Cho chất X tác dụng với một lượng
vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu
cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3
(hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng
với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. HCOOCH=CH2.
Câu 302. Chất hữu cơ X có công thức phân
tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với
dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4
gam một muối. Công thức của X là
A. HCOOCH2CH=CHCH3. B. CH3COOC(CH3)=CH2. C. HCOOCH=CHCH2CH3. D. HCOOC(CH3)=CHCH3.
Câu 303. Hai chất hữu cơ X1 và X2
đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3.
X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu
tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH,
H-COO-CH3. B. H-COO-CH3,
CH3-COOH. C. CH3-COOH,
CH3-COO-CH3. D.
(CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
Câu 304. Chất hữu cơ X có công
thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung
dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4
+ 2NaOH 2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y
thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết
Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 118 đvC. B.
58 đvC. C. 82 đvC. D. 44 đvC.
Câu 305. Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất
hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu
được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết
với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là
A. một
este và một ancol. B. hai
axit. C. hai
este. D. một
este và một axit.
Câu 306. Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ
đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu
được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho
toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít
H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm.
A. một axit và một rượu. B.
một axit và một este. C. hai este. D.
một este và một rượu.
Câu 307. Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất
hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một
muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn
hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng
6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH
và CH3COOC2H5. B. HCOOH và HCOOC2H5. C. HCOOH và HCOOC3H7. D. C2H5COOH
và C2H5COOCH3.
Câu 308. Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam
hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và
CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun
nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 300
ml. B. 400
ml. C. 150
ml. D. 200
ml.
Câu 309. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat
bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung
dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 10,4 gam. B.
3,28 gam. C. 8,2 gam. D. 8,56 gam.
Câu 310. Este X (có khối lượng phân tử
bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi
lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 26,25. B. 24,25. C. 27,75. D. 29,75.
Câu 311. X là một este no đơn chức, có tỉ
khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun
2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOCH3. B.
HCOOCH2CH2CH3. C. HCOOCH(CH3)2. D. CH3COOC2H5.
Câu 312. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam
chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp
chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn,
thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl axetat. B.
metyl propionat. C. etyl propionat. D. isopropyl axetat.
Câu 313. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so
với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng).
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu
tạo của X là
A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. B.
CH3-CH2-COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D.
CH3 -COO-CH=CH-CH3.
Câu 314. Cho 20 gam một este X (có phân tử
khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô
cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH=CHCH3. B.
CH2=CHCOOC2H5. C. CH2=CHCH2COOCH3. D. C2H5COOCH=CH2.
Câu 315. Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có
công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung
dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu
tạo thu gọn của X là
A. CH3COO-(CH2)2-OOCC2H5. B. CH3OOC-(CH2)2-COOC2H5. C. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5. D.
CH3OOC-CH2-COO-C3H7.
Câu 316. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam
chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối
lượng xà phòng là
A. 17,80
gam. B. 18,38
gam. C. 18,24 gam. D. 16,68 gam.
Câu 317. Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam
hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit
cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức
của hai este đó là
A. C2H5COOCH3 và
C2H5COOC2H5. B.
CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
C. HCOOCH3 và
HCOOC2H5. D.
CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
Câu 318. Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một
lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit
béo đó là
A. C17H31COOH và C17H33COOH. B. C15H31COOH và C17H35COOH.
C. C17H33COOH
và C17H35COOH. D.
C17H33COOH và C15H31COOH.
- Phản ứng este hóa.
Câu 319. Cho glixerol (glixerin) phản ứng
với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được
tạo ra tối đa là
A. 4. B.
3. C.
6. D. 5.
Câu 320. Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0
gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu
suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 8,8 gam. B.
6,0 gam. C. 5,2
gam. D. 4,4 gam.
Câu 321. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit
CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có
xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn
hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12. B.
16,20. C. 8,10. D. 6,48.
Câu 322. Đun 12 gam axit axetic với 13,8
gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng
thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 55%. B.
75%. C. 50%. D. 62,5%.
Câu 323. Khi thực hiện phản ứng este hoá 1
mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để
đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH
cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ).
A. 0,342. B.
2,412. C. 2,925. D. 0,456.
Câu 324. Để trung hoà lượng axit tự do có
trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit
của mẫu chất béo trên là
A. 5,5. B.
6,0. C. 7,2. D. 4,8.
CHUYÊN ĐỀ 11: CACBOHIĐRAT
Lý thuyết
Câu 1: Saccarơzơ được cấu tạo bởi:
A. Một gốc β- glucôzơ và 1 gốc α- fructozơ B. Một gốc α- glucôzơ và 1 gốc α- fructozơ
C. Một gốc α- glucôzơ và 1 gốc β- fructozơ D. Một gốc β-
glucôzơ và 1 gốc α- fructozơ
Câu 2: Trong số các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ và
mantozơ, thì chất không phản ứng với H2/Ni, toC là:
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
Câu 3: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm
hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với.
A. kim loại Na. B.
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C.
Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3,
đun nóng.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh công thức cấu tạo
của glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau:
A. Cho glucozơ tác dụng với Na thấy giải phóng khí H2 B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2
ở nhiệt độ phòng
C. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với AgNO3/NH3 D.
Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Br2
Câu 5: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây:
A. CH3COOH/H2SO4 đặc B. dung
dịch AgNO3/NH3 C. H2 (Ni/to) D. Cu(OH)2/OH-
Câu 6: Để phân biệt mantozơ và saccarozơ người ta làm như sau:
A. Cho các chất lần lượt tác dụng với AgNO3/NH3
B. Thuỷ phân từng chất rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với
dung dịch Br2
C. Thuỷ phân sản phẩm rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với
Cu(OH)2/NH3
D. Cho các chất lần lượt tác dụng với Cu(OH)2
Câu 7: Điểm khác nhau của glucôzơ với fructôzơ dạng mạch hở là?
A. Vị trí cacbonyl trong công thức cấu tạo B. Tác dụng với Cu(OH)2
C. Phản ứng tác dụng với H2 (xt và đun nóng), tạo
thành este D. Phản ứng tác dụng với Ag2O/NH3
Câu 8: Để phân biệt 2 dung dịch glucozơ và sacarozơ dùng hoá
chất nào? (chọn đáp án đúng)
A. dung dịch AgNO3 / NH3 B. Cu(OH)2
ở nhiệt độ thường. C. Cu(OH)2 đun nóng D. A và C đúng.
Câu 9: Cho 3 nhóm chất hữu cơ
sau:
(I) Saccarozơ và dung dịch glucozơ (II) Saccacrozơ và mantozơ (III) Saccarozơ, mantozơ và andehit axetic
Để phân biệt các chất trong mỗi nhóm ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
(I) Saccarozơ và dung dịch glucozơ (II) Saccacrozơ và mantozơ (III) Saccarozơ, mantozơ và andehit axetic
Để phân biệt các chất trong mỗi nhóm ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Cu(OH)2/dd NaOH B. AgNO3/NH3 C. Na D. Br2/H2O
Câu 10: Hai gluxit X, Y khi tác dụng với cùng một chất có xúc
tác và đun nóng đều tạo ra một sản phẩm duy nhất có phản ứng tráng gương. X và
Y lần lượt là …
A. Saccarozơ và xenlulôzơ.
B. Saccarozơ và mantozơ. C. Glucozơ
và fructozơ. D. Mantôzơ và tinh bột.
Câu 11: Những hợp chất sau phản ứng được với Ag2O
trong NH3:
A. Butin-1, butin-2, etylfomiat. B. etanal, glucozơ, etin.
C. butin-1, propen, anđêhit axetic. D. mantozơ,
saccarozơ, metanol.
Câu 12: Cho sơ đồ sau : Xenlulozơ → X → Y → Z (+ Q)→
polivinylaxetat Các chất X, Y, Z, Q lần lượt là :
A. Saccaroz, Glucoz, Axit axetic, Axetilen B. Glucozơ, Ancol etylic, Axit
axetic, Axetylen.
C. tinh bột, Ancol etylic, Etanal, Axit axetic. D.
Dex-trin, Glucozơ, Ancol etylic, Axit axetic
Câu 13: Có 4 dung dịch glucozơ, saccarozơ, etanal và
propa-1,3-điol (propanđiol-1,3) trong suốt, không màu chứa trong bốn lọ mất
nhãn. Chỉ dùng một trong các hoá chất sau để phân biệt các dung dịch trên :
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. Ag2O
trong dung dịch NH3 dư.
C. Dung dịch nước brom. D. Na
Câu 14: Dãy nào gồm các chất đều cho phản ứng thuỷ phân trong
môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, fructozơ,
polivinylclorua B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ,
protein, chất béo
C. Tinh bột, xenlulozơ, mantozơ, chất béo, polietylen D.
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, protein
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân B. Mantozơ
và saccarozơ là đồng phân
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng
phân D. Mantozơ và saccarozơ đều là đisaccarit
Câu 16: Nhận xét sai khi so sánh hồ tinh bột và
xenlulozơ là:
A. Cả hai đều là hợp chất cao phân tử thiên B.
Chúng đều có trong tế bào thực vật
C. Cả hai đều không tan trong nước D. Chúng đều là nhứng polime có
mạch không phân nhánh
Câu 17: Tính chất không phải của xenlulozơ là:
A. Thuỷ phân trong dd axit B. Tác dụng trực tiếp với CH3
– COOH (xt và nhiệt độ) tạo thành este
C. Tác dụng với HNO3 đặc trong H2SO4
đặc D. Bị hoà tan bởi dd Cu(OH)2 trong NH3
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa Tinh bột →A→B→axit axetic. A, B
tương ứng là:
A. etanol, etanal
B. glucozơ, etyl axetat C. glucozơ, etanol D. glucozơ, etanal
Câu 19: Cho các chất: glucozơ (1); fructozơ (2); saccarozơ (3);
mantozơ (4); amilozơ (5); xenlulozơ (6). Các chất có thể tác dụng được với
Cu(OH)2 là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B.
(1), (2), (3), (4), (5) C.
(1), (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4), (6)
Câu 20: Một trong các yếu tố quyết định chất lượng của phích
đựng nước nóng là độ phản quang cao của lớp bạc giữa hai lớp thuỷ tinh của
bình. Trong công nghiệp sản xuất phích, để tráng bạc người ta đã sử dụng phản
ứng của:
A. axetylen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
B. andehitfomic tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3
C. dung dịch đường saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3
D. dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3
Câu 21: Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ,
tinh bột, glixerol, ancol etylic, xenlulozơ, mantozơ, anđehit axetic. Số hợp
chất tạp chức có khả năng hoà tan Cu(OH)2 là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 22: Chất nào sau đây không được điều chế trực tiếp từ
glucozơ:
A. Ancol etylic B. Sorbitol C. Axit lactic D. Axit axetic
Câu 23: Trong phân tử amilozơ, các mắt xích glucozơ liên kết với
nhau bằng liên kết nào sau đây:
A. α [1-6] glucozit B. α [1-4] glucozit C.
β [1-6] glucozit D. β [1-4] glucozit
Câu 24: Cho các chất sau: glucozơ, anđehit axetic, fructozơ,
etylen glicol, saccarozơ, mantozơ, metyl glucozit. Số chất tác dụng được với
Cu(OH)2 trong kiềm nóng tạo kết tủa đỏ gạch là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 25: Một cốc thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 20ml, đựng
khoảng 5gam đường saccarozơ. Thêm vào cốc khoảng 10ml dung dịch H2SO4
đặc, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Hãy chọn phương án sai trong số các
miêu tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm:
A. Đường saccarozơ chuyển từ màu trắng sang màu đen.
B. Có khí thoát ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu
đen.
C. Sau 30 phút, khối chất rắn xốp màu đen tràn ra ngoài
miệng cốc.
D. Đường saccarozơ tan vào dung dịch axit, thành dung dịch
không màu.
Câu 26. Cacbohiđrat nhất thiết
phải chứa nhóm chức của.
A. anđehit. B.
ancol. C. xeton. D. amin.
Câu 27. Cho một số tính chất: có dạng sợi
(1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric
đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ
phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
A. (1),
(3), (4) và (6). B. (2),
(3), (4) và (5). C. (3), (4),
(5) và (6). D. (1), (2), (3)
và (4).
Câu 28. Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
C. Thủy
phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
D.
Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản
ứng tráng gương.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
C. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
D. Khi
glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân
nhánh.
C. Amilopectin
có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ làm mất màu nước
brom.
Câu 31. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ,
mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng.
A. tráng gương. B.
hoà tan Cu(OH)2. C.
thủy phân. D. trùng ngưng.
Câu 32. Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai
gốc glucozơ trong phân tử là
A. mantozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ.
Câu 33. Cho dãy các chất: glucozơ,
xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản
ứng tráng gương là
A. 4. B.
3. C.
2. D. 5.
Câu 34. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ
X
Y
CH3COOH.
Hai chất X, Y lần lượt là



A. CH3CHO và CH3CH2OH. B.
CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
C. CH3CH2OH
và CH3CHO. D.
CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 35: Cho lần lượt các chất: nước brom (X), AgNO3/NH3
(Y), H2/Ni, to (Z), Cu(OH)2 trong môi trường
kiềm nóng (T), tác dụng với glucozơ và fructozơ. Hai monosaccarit đó tạo ra
cùng một sản phẩm hữu cơ trong phản ứng với:
A. X và Y B. Y
và Z C. Z và T D. Y,
Z và T
Bài tập
Câu 1: Gluxit A có công thức đơn giản nhất là CH2O
phản ứng được với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Mặt khác
1,44 gam A phản ứng tráng gương thì thu được 1,728 gam Ag. Công thức phân tử
của A là:
A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. C6H10O5 D. C12H22O11
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 g một gluxit X cần dùng vừa hết
1,68 lit khí oxi ở đktc. Công thức thực nghiệm của X là: A. (C6H10O5)n. B. (C12H22O11)n. C.
(C5H8O4)n. D. (CH2O)n.
Câu 3: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng
riêng là 1,5 gam/ml) cần dùng để tác dụng với xelulozơ tạo thành 89,1 kg
xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt 20%):
A. 55 lít B.
81 lít C. 49 lít D.
70 lít
Câu 4: Cho a gam glucozơ lên men thành rượu với hiệu suất 80%,
khí CO2 thoát ra được hấp thụ vừa đủ bởi 64 ml NaOH 20% (D = 1,25
g/ml) sản phẩm là muối natri hiđrocacbonat. a có giá trị là:
A. 22,5 gam B. 45
gam C. 90 gam D. 28,8
gam
Câu 5: Đem 2 kg glucozơ, có lẫn 10% tạp chất, lên men rượu,
hiệu suất 70%. Cho biết etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/ml. Thể tích rượu
40˚ có thể điều chế được do sự lên men trên là:
A. Khoảng 1,58 B. Khoảng 1,85 lít C. lítKhoảng 2,04 lít D.
Khoảng 2,50 lít
Câu 6: Hòa tan 7,02 gam hỗn hợp gồm mantozơ và glucozơ vào nước
rồi cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu
được 6,48 gam Ag. Phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp ban đầu
là:
A. 76,92 % B. 51,28
% C. 25,64 % D. 55,56
%
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam mantozơ. Lấy toàn bộ sản
phẩm của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư Cu(OH)2 trong
dung dịch NaOH nóng thì thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm
này tác dụng với dung dịch nước brom dư thì đã có b gam brom tham gia phản ứng.
Vậy giá trị của a và b lần lượt là:
A. 14,4 gam và 16 gam
B. 28,8 gam và 16 gam C. 14,4
gam và 32 gam D. 28,8
gam và 32 gam
Câu 8: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2
sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và
khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính
A. A.13,5 gam B. 20,0 gam C. 15,0
gam D. 30,0 gam
Câu 9: Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa hết với 25,2 gam HNO3
có trong hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc tạo
thành 66,6 gam coloxilin (là hỗn hợp của xenlulozơ mononitrat và xenlulozơ
đinitrat). Vậy giá trị của m là:
A. 32,4 gam B. 48,6
gam C. 56,7 gam D. 40,5
gam
Câu 10: Từ glucozơ điều chế cao
su bu na theo sơ đồ sau: Glucozơ ® rượu etylic ® butadien-1,3 ® cao su buna
Hiệu suất
qúa trình điều chế là 75%, muốn thu được
32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là:
A. 144 kg B. 81
kg C. 108 kg D. 96
kg
Câu 11: Khi đốt cháy 1 loại gluxit người ta thu được khối lượng
nước và CO2 theo tỉ lệ 32:
88. Công thức phân tử của gluxit là 1 trong các chất nào sau đây :
A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. Cn(H2O)m
Câu 12: Thủy phân 34,2 gam
mantozơ btrong môi trường axit với hiệu suất 60 %. Lấy các chất thu được sau
phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thì thu
được m gam kết tủa Ag. Giá trị của m là
A. 21,6 gam B.
53,2 gam C. 30,24 gam D. Kết quả khác
(Câu hỏi trong đề thi đại học)
Câu 13. Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16
gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,10M. B.
0,02M. C. 0,20M. D. 0,01M.
Câu 14. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra
1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,80 gam. B.
2,25 gam. C. 1,44 gam. D. 1,82 gam.
Câu 15. Khối lượng của tinh bột cần dùng
trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là
(biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic
nguyên chất là 0,8 g/ml).
A. 5,0 kg. B.
6,0 kg. C. 4,5
kg. D. 5,4 kg.
Câu 16. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ
thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh
ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của
quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 58. B.
30. C.
60. D.
48.
Câu 17. Cho m gam tinh bột lên men thành
ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung
dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550. B.
650. C. 750. D. 810.
Câu 18. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất
90%, lượng khí CO2 sinh ra
hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng
dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi
trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 30,0. B.
20,0. C. 13,5. D. 15,0.
Câu 19. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta
sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính
theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 25,46. B.
33,00. C. 26,73. D. 29,70.
Câu 20. Thể tích của dung dịch axit
nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ
trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 53,57
lít. B. 42,86
lít. C. 42,34
lít. D. 34,29
lít.
Câu 21. Xenlulozơ trinitrat được điều chế
từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7
kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất
phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 21
kg. B.
30 kg. C. 42
kg. D. 10
kg.
Câu 22. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng
để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng
HNO3 bị hao hụt là 20 %).
A. 55 lít. B.
81 lít. C.
70 lít. D. 49 lít.
CHUYÊN ĐỀ 12: AMIN – AMINOAXIT
Câu 325. Một trong những điểm khác
nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl. B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no. D. protit
có khối lượng phân tử lớn hơn.
Câu 326. Phát biểu không đúng là:
A. Hợp
chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của
glyxin (hay glixin).
B. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion
lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong
nước và có vị ngọt.
D. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa
đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 327. Có các dung dịch riêng biệt sau:
C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 -
CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, ClNH3 -
CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2)
- COOH, NH2 - CH2 - COONa. Số lượng các dung dịch có pH
< 7 là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 328. Đun nóng chất
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản
ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-COOH,
H2N-CH(CH3)-COOH.
C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-. D. H3N+-CH2-COOHCl-,
H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
Câu 329. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc
một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 2. B.
4. C. 5. D. 3.
Câu 330. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra
từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 1. B.
2. C.
3. D.
4.
Câu 331. Thuốc thử được dùng để phân biệt
Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch
NaOH.
C. dung dịch HCl. D.
dung dịch NaCl.
Câu 332. Chất X có công thức phân tử
C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. amoni
acrylat. B. axit
-aminopropionic. C.
axit α-aminopropionic. D. metyl
aminoaxetat.
Câu 333. Chất X có công thức phân
tử C4H9O2N. Biết: X + NaOH Y + CH4O.
Y + HCl (dư) Z + NaCl.
Công thức cấu tạo của X
và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3
và CH3CH(NH3Cl)COOH. B.
H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3
và CH3CH(NH2)COOH. D.
CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
Câu 334. Cho sơ đồ phản ứng:
.

Biết Z có khả năng tham
gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3CHO. B.
CH3OH, HCOOH. C. C2H5OH,
HCHO. D. CH3OH, HCHO.
Câu 335. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin
đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các
thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử
của X là
A. C3H9N. B. C4H9N. C. C3H7N. D. C2H7N.
Câu 336. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất
hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các
khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch
NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn
của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B.
H2N-CH2-COO-CH3. C. H2N-CH2-COO-C2H5. D. H2N-CH2-COO-C3H7.
Câu 337. Cho các loại hợp chất: aminoaxit
(X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este củaaminoaxit (T). Dãy
gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được
với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z. B.
Y, Z, T. C. X,
Y, Z, T. D. X, Y, T.
Câu 338. -aminoaxit X chứa một nhóm -NH2.
Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 339. Cho 10 gam amin đơn chức X phản
ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5. B.
7. C.
8. D. 4.
Câu 340. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác
dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung
dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu
tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 2. B.
3. C.
5. D.
4.
Câu 341. Cho 1 mol amino axit X phản ứng
với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản
ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công
thức phân tử của X là
A. C4H8O4N2. B.
C4H10O2N2. C. C5H11O2N. D. C5H9O4N.
Câu 342. Để trung hòa 25 gam dung dịch của
một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức
phân tử của X là
A. C2H7N. B.
CH5N. C. C3H7N. D. C3H5N.
Câu 343. Trong phân tử aminoaxit X có một
nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của
X là
A. H2NC3H6COOH. B.
H2NC2H4COOH. C. H2NCH2COOH. D. H2NC4H8COOH.
Câu 344. Cho 0,02 mol amino axit X tác
dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác
0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. H2NC2H3(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH.
Câu 345. Hợp chất X có công thức phân tử
trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác
dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần
trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865%
và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng
vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo
thu gọn của X là
A. H2NCH2COO-CH3. B. H2NC2H4COOH. C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCOO-CH2CH3.
Câu 346. Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X
có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOCH3. B. HCOOH3NCH=CH2. C. H2NCH2CH2COOH. D. CH2=CHCOONH4.
Câu 347. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn
chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối
khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH2(CH3)2. B.
HCOONH3CH2CH3. C. CH3COONH3CH3. D. CH3CH2COONH4.
Câu 348. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ
có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48
lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối
hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn
dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam. B.
8,9 gam. C. 14,3 gam. D. 15,7 gam.
Câu 349. Hợp chất X mạch hở có công thức
phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH
sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ
tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô
cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,6. B.
9,4. C. 8,2. D. 10,8.
Câu 350. Cho chất hữu cơ X có công thức
phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch
NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử
(theo đvC) của Y là
A. 45. B. 68. C. 85. D. 46.
Câu 351. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có
cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra
H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các
chất Z và T lần lượt là
A. CH3NH2 và
NH3. B. CH3OH và CH3NH2. C. CH3OH và NH3. D. C2H5OH và N2.
Câu 352. Người ta điều chế anilin
bằng sơ đồ sau:

Biết hiệu suất giai đoạn
tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%.
Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 186,0 gam. B.
111,6 gam. C. 93,0
gam. D. 55,8 gam.
Câu 353. Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho
C6H5-NH2 (anilin) tác dụng với
NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ
thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất
100%), lượng C6H5-NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
A. 0,1 mol và 0,3 mol. B.
0,1 mol và 0,4 mol. C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0,1 mol và 0,2 mol.
CHUYÊN ĐÊ 13: POLIME
Câu 374. Dãy gồm các chất đều có
khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
B. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten;
propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 375. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
B. Poli(etylen
terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
C.
Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 376. Nilon-6,6 là một loại.
A. tơ axetat. B.
tơ visco. C. tơ poliamit. D. polieste.
Câu 377. Dãy gồm các chất được dùng để
tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2,
C6H5CH=CH2. D.
CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 378. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl
axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
A. CH3COO-CH=CH2. B.
C2H5COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-C2H5. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 379. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh
hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH2 =CHCOOCH3.
Câu 380. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm,
tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc
loại tơ nhân tạo?
A. Tơ
visco và tơ axetat. B.
Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6,6 và tơ
capron.
Câu 381. Polime có cấu trúc mạng không
gian (mạng lưới) là
A. PVC. B.
PE. C. nhựa bakelit. D. amilopectin.
Câu 382. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6
được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3
và H2N-[CH2]6-COOH. D.
CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 383. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng
phản ứng trùng ngưng.
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B.
HOOC-(CH2)4-COOH và
H2N-(CH2)6-NH2.
C. H2N-(CH2)5-COOH. D.
HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
Câu 384. Thuỷ phân 1250 gam protein X thu
được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt
xích alanin có trong phân tử X là
A. 328. B.
382. C. 453. D. 479.
Câu 385. Clo hoá PVC thu được một polime
chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k
mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 4. B.
6. C.
5. D.
3.
Câu 386. Khối lượng của một đoạn mạch tơ
nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số
lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 121 và 114. B.
113 và 114. C. 113
và 152. D. 121 và 152.
Câu 387. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4
C2H2
C2H3Cl
PVC. Để tổng hợp 250
kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3
khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu
suất của cả quá trình là 50%).



A. 286,7. B.
448,0. C. 358,4. D. 224,0.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét